2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thời hạn giám định được quy định như sau:
“Điều 208. Thời hạn giám định
1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.”
Thời hạn giám định là giới hạn mức tối đa thời gian hoàn thành việc giám định. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định là:
- Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của BLTTHS 2015 cụ thể đó là: “Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;”
- Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của BLTTHS 2015 cụ thể: “Nguyên nhân chết người; Mức độ ô nhiễm môi trường.”
- Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này, cụ thể về việc giám định: “Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.”
Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định. Tùy từng loại giám định cụ thể mà cơ quan trưng cầu giám định ấn định thời gian hoàn thành việc giám định.
Do tính chất, đặc điểm, nội dung yêu cầu từng loại giám định khác nhau, năng lực cán bộ giám định hiện tại, phương tiện kỹ thuật, hóa chất và những điều kiện vật chất cho giám định nên trong thực tiễn có nhiều trường hợp không đáp ứng được thời gian giám định theo luật định. Tuy nhiên, do sức ép về thời gian trong tố tụng hình sự như: thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thời hạn điều tra; thời hạn tạm giam để điều tra; thời hạn phục hồi điều tra bổ sung, điều tra lại. Vì vậy, trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Trường hợp giám định bổ sung, giám định lại cũng áp dụng thời hạn giám định theo quy định như đối với giám định lần đầu tại Điều này.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh