2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như sau:
“Điều 226. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này.
2. Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.”
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là khoảng thời gian tối đa mà BLTTHS 2015 cho phép để tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trong giai đoạn điều tra, người phạm tội bị khởi tố về hình sự, bị hạn chế có điều kiện một số quyền cơ bản của công dân, nhưng theo quy định tại Điều 31 Hiến pháp 2013 cũng như quy định tại Điều 13 BLTTHS 2015 thì họ được coi là là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự thủ tục do BLTTHS 2015 quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Kết quả hoạt động điều tra và kết quả xét xử không đồng nhất, một người bị khởi tố bị can không đồng nghĩa với việc người đó có tội. Như vậy, việc quy định về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là rất cần thiết, nếu không có quy định này có thể dẫn tới sự kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây ra lãng phí về nhân lực, vật lực.
Theo quy định tại Điều 226 BLTTHS 2015 thì thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Do biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ áp dụng ở giai đoạn điều tra và được tiến hành sau khi khởi tố vụ án, nên trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp mà hết thời hạn điều tra vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận điều tra (chưa thu thập hết tài liệu, chứng cứ, thông tin cần thiết hoặc chưa xác định được đối tượng nghi thực hiện tội phạm) thì có thể gia hạn thêm nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định tại Điều 172 BLTTHS 2015, cụ thể:
“Điều 172. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.”
Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh