2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 406 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về chuẩn bị mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị được quy định như sau:
“Điều 406. Chuẩn bị mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
1. Sau khi nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thẩm định hồ sơ để báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định tại phiên họp.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đó và thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.”
Để bảo đảm yêu cầu chính xác, khách quan, toàn diện và đúng pháp luật của phiên họp, bảo đảm việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, điều luật quy định: “Sau khi nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.”
BLTTHS 2015 không quy định thời gian VKSNDTC phải trả lại hồ sơ vụ án cho TANDTC. Tuy nhiên, Điều luật cũng quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đó.”
Như vậy, thời hạn để VKSNDTC nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị được hiểu là phải nằm trong thời hạn là 30 ngày nói trên, không phân biệt kiến nghị, đề nghị đó là của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội, của Viện trưởng VKSNDTC hay Chánh án TANDTC.
Sau khi nhận được kiến nghị của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội, của Viện trưởng VKSNDTC hoặc sau khi Chánh án TANDTC có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC, cùng với việc gửi cho VKSNDTC bản sao văn bản kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để VKSNDTC chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị, Chánh án TANDTC tổ chức thẩm định hồ sơ để báo cáo để HĐTPTANDTC xem xét, quyết định tại phiên họp. Việc “thẩm định hồ sơ” thực chất là nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ vụ án, quá trình giải quyết vụ án từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm (hoặc tái thẩm) cũng như các căn cứ mà cơ quan có thẩm quyền sử dụng để kiến nghị hoặc đề nghị xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC.
Thời hạn mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTC hoặc của Chánh án TANDTC là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị hoặc đề nghị. HĐTPTANDTC có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng VKSNDTC về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị bố trí, tham gia phiên họp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh