2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 384 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 384. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm
Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.
Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở khoản 1 Điều 282 BLTTHS 2003, quy định riêng về công tác chuẩn bị cho phiên tòa giám đốc thẩm.
Phiên tòa giám đốc thẩm không phải là phiên tòa được xét xử công khai và được tiến hành dưới sự điều khiển của 1 Thẩm phán với tư cách làm chủ tọa phiên tòa. Nếu hội đồng giám đốc thẩm có 3 thẩm phán (phiên tòa của Uỷ ban Thẩm phán TANDCC xét xử bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện bị kháng nghị) hoặc 5 Thẩm phán (phiên tòa của HĐTPTANDTC xét xử bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC, TAQS trung ương bị kháng nghị) thì Chánh án Tòa án phân công 1 Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa. Trong trường hợp hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán TANDCC hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm thì Chánh án TANDCC hoặc Chánh án TANDTC làm chủ tọa phiên tòa; nếu Chánh án vắng mặt thì ủy quyền cho một Phó Chánh án TANDCC hoặc một Phó Chánh án TANDTC làm chủ tọa phiên tòa.
Ngay sau khi nhận được kháng nghị, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.
Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan đến vụ án phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm để có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến. Thẩm phán được phân công làm bản thuyết trình về vụ án phải chịu trách nhiệm về sự chính xác đầy đủ các nội dung trình bày trong bản thuyết trình.
Sau khi đã chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm thì tiếp đến phiên tòa giám đốc thẩm được tiến hành theo trình tự sau đây:
- Chủ tọa tuyên bố bắt đầu phiên tòa và vụ án nào được đưa ra xét xử;
- Một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm (Thẩm phán được phân công chuẩn bị) trình bày tóm tắt nội dung vụ án, nội dung của kháng nghị;
- Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hỏi người trình bày về những điểm chưa rõ;
- Trong trường hợp triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị, thì những người này được trình bày ý kiến trước khi đại diện Viện kiểm sát phát biểu. Nếu họ vắng mặt thì Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể tiến hành xét xử;
- Đại diện Viện kiểm sát phát biểu kết luận về nội dung kháng nghị và hướng giải quyết vụ án;
- Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận về vụ án và biểu quyết để ra quyết định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh