2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 301 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về khai mạc phiên tòa được quy định như sau:
“Điều 301. Khai mạc phiên tòa
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
3. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.”
Việc khai mạc phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập bằng cách yêu cầu Thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, những người được triệu tập nhưng vắng mặt và có lý do vắng mặt.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa và kiểm tra lý lịch của họ. Việc kiểm tra lý lịch của những người được triệu tập và có mặt tại phiên tòa được thực hiện như sau:
- Đối với bị cáo phải hỏi họ khai về: họ tên, ngày, tháng năm sinh; nơi cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú); nghề nghiệp, trình độ văn hóa; hoàn cảnh gia đình; tiền án, tiền sự, ngày bị tạm giữ tạm giam. Trong trường hợp bị cáo là cơ quan, tổ chức thì khai về tên, địa chỉ của pháp nhân theo quyết định lập pháp của cơ quan có thẩm quyền; họ tên; chức vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
- Đối với người đại diện hợp pháp của bị cáo phải hỏi để họ khai về: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, quan hệ thế nào với bị cáo.
- Đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ phải hỏi họ để họ khai về họ tên, tuổi, nghề nghiệp; nơi cư trú. Trong trường hợp bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cơ quan, tổ chức thì khai về, tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức, họ và tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp cho cơ quan, tổ chức.
Trong trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai lời khai của người được triệu tập về lý lịch của họ có sự khác nhau thì cần phải xác định chính xác lý lịch của họ. Đối với bị cáo là cá nhân ngoài việc ghi họ tên chính thức, còn phải ghi đầy đủ họ và tên đã khai trong quá trình điều tra.
Chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của người được triệu tập đến phiên tòa được quy định tại các điều luật tương ứng của BLTTHS, cụ thể:
- Đối với bị cáo giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ được quy định tại Điều 61 BLTTHS. Nếu bị cáo là pháp nhân, thì chủ tọa phiên tòa phải giải thích cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân về quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 435 BLTTHS.
- Đối với bị hại, đương sự phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ quy định tại các điều tương ứng từ Điều 62 đến Điều 70 của BLTTHS.
Trong trường hợp những người được triệu tập đến phiên tòa có những quyền và nghĩa vụ giống nhau thì giải thích chung cho họ. Đối với người nào còn có quyền và nghĩa vụ khác thì giải thích thêm họ biết.
Riêng đối với người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự thì Chủ tọa phiên tòa không cần kiểm tra căn cước và giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ.
Đối với bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, bị hại và các đương sự, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi họ được giao nhận bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử hay chưa. Nếu được giao nhận thì ngày giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử là ngày nào.
Quyết định tiếp tục phiên tòa hay hoãn phiên tòa hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 297 BLTTHS 2015 và trường hợp bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, bị hại và các đương sự, chưa nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc có nhận được nhưng không đủ 10 ngày trước khi mở phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 286 BLTTHS. Trường hợp, bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự chưa nhận được bản cáo trạng hoặc có nhận được nhưng không phải là bản cáo trạng mà Viện kiểm sát truy tố ra tòa, thì Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 280 BLTTHS do nghiêm phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh