2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thủ tục kháng cáo được quy định như sau:
“Điều 332. Thủ tục kháng cáo
1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.”
Theo quy định của BLTTHS 2015 thì Điều 332 đã tách các quy định về thủ tục kháng nghị ra khỏi điều luật, chỉ còn quy định về thủ tục kháng cáo. Việc tách này là hoàn toàn hợp lý, giúp cho việc nghiên cứu được thuận tiện hơn, chi tiết và rành mạch hơn.
Khi kháng cáo, người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm vụ án đó. Việc quy định người kháng cáo có thể gửi đơn đến một trong hai tòa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người kháng cáo, nơi nào thuận tiện nhất thì gửi đơn. Nếu kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì tòa án này thông báo cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm tiến hành việc thông báo kháng cáo và gửi hồ sơ vụ án.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo. Nếu như BLTTHS 2003 chỉ quy định mờ nhạt người có thẩm quyền có trách nhiệm bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo là “Ban giám thị trại giam” thì để bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo BLTTHS 2015 đã quy định rõ ràng và cụ thể hơn trách nhiệm của Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ trong trường hợp bị cáo đang bị giữ ở đó đối với việc tiếp nhận đơn kháng cáo. Sau khi tiếp nhận đơn kháng cáo của bị cáo Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải vào sổ, ghi rõ ngày nhận và gửi ngay đến Tòa án có thẩm quyền. Ngày mà Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ giữ nhận đơn kháng cáo được coi là ngày kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của BLTTHS 2015 cụ thể:
“Điều 133. Biên bản
1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”
Như vậy BLTTHS 2015 đã mở rộng thêm phạm vi tiếp nhận kháng cáo trực tiếp của người kháng cáo không chỉ là Tòa án xét xử sơ thẩm mà còn có cả Tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
Đơn kháng cáo có các nội dung chính: Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo; Lý do và yêu cầu của người kháng cáo; Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo. Việc bổ sung quy định này sẽ giúp cho người kháng cáo biết cách thức trình bày đơn kháng cáo, nội dung đơn kháng cáo cũng được coi là một văn bản pháp lý, thể hiện sự thống nhất rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm.
Trong trường hợp để chứng minh thêm tính có căn cứ của kháng cáo, người kháng cáo có thể kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo. BLTTHS 2015 đã có quy định bổ sung quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án của những người tham gia tố tụng nói chung và người có quyền kháng cáo nói riêng được quy định tại các Điều 61, 62, 63, 64, 65, 73, 84, đây là quyền rất quan trọng thể hiện sự bình đẳng giữa bên buộc tội và gỡ tội, đảm bảo tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể thực hiện quyền kháng cáo, do đó người kháng cáo có thể đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung. Quy định này cũng không hạn chế hình thức trình bày chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung của người kháng cáo. Họ có thể gửi kèm theo đơn kháng cáo hoặc có thể trực tiếp trình bày khi kháng cáo bằng miệng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh