2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 386 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 386. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm
1. Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
3. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.”
Do tính chất đặc biệt của phiên tòa giám đốc thẩm (không xét xử công khai, việc triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm không phải là bắt buộc) nên thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm không giống như phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm.
Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án đã được chuẩn bị trước đó được quy định tại Điều 384 BLTTHS 2015. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa.
Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa do được yêu cầu thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm đưa ra. Sau khi nghe trình bày của người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án theo quy định tại Điều 322 BLTTHS 2015.
Kết thúc phần tranh tụng, Hội đồng giám đốc thẩm họp riêng, không có mặt của người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị (nếu những người này được triệu tập đến phiên tòa). Đây là giai đoạn tương tự như giai đoạn “nghị án” ở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm (quy định cụ thể tại Điều 326 BLTTHS 2015). Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án. Việc công bố quyết định về việc giải quyết vụ án có thể có mặt hoặc không có mặt người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh