2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 340 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thụ lý vụ án được quy định như sau:
“Điều 340. Thụ lý vụ án
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp.”
Đây là một điều luật mới so với BLTTHS 2003, quy định về thủ tục thụ lý vụ án. Quy định này là cần thiết nhằm bảo đảm trình tự, thủ tục phúc thẩm được chặt chẽ, đầy đủ, hơn nữa quy định này cũng xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tránh bỏ sót hoặc không đảm bảo thời hạn khi Toà án cấp phúc thẩm chậm trễ vào sổ thụ lý. Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thư ký phải vào sổ thụ lý hồ sơ vụ án gồm số thụ lý, ngày tháng năm thụ lý theo mẫu sổ thụ lý hồ sơ do TANDTC ban hành. Tiền hành lập bìa hồ sơ theo mẫu quy định sau đó chuyển hồ sơ cho Chánh án hoặc phó Chánh án được Chánh án ủy quyền phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa. Nếu các thủ tục này đã được thực hiện đầy đủ thì vào sổ thụ lý, ghi đầy đủ số thụ lý, ngày thụ lý, tên các bị cáo, số ký hiệu. Sau khi đã thụ lý hồ sơ thì báo cáo chuyển hồ sơ cho Chánh án hoặc Phó chánh án được Chánh án ủy quyền để phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.
Tòa án cấp phúc thẩm bắt buộc phải vào sổ thụ lý ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị và các chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có). Điều luật này cũng xác định thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp. Quy định nhằm đảm bảo sự nhanh chóng kịp thời giao vụ án có kháng cáo, kháng nghị cho người có thẩm quyền nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định cần thiết.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh