2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện trường chứa đựng nhiều thông tin về tội phạm đã xảy ra, nhiều khi nguồn tin từ hiện trường là nguồn tin duy nhất về tội phạm. Do đó, khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra quan trọng, được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.
Căn cứ Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về khám nghiệm hiện trường được quy định như sau:
“Điều 201. Khám nghiệm hiện trường
1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
2. Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.”
Hiện trường là nơi có thông tin, dấu vết của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm cần tiến hành khám nghiệm. Đó chính là nơi xảy ra tội phạm, nơi phát hiện tội phạm có dấu vết của tội phạm, vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác có liên quan đến vụ án và những thông tin khác có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra vụ án.
Để tăng cường giám sát hoạt động điều tra ngay từ đầu, trong mọi trường hợp trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường. Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm hiện trường nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện thông tin, dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến. Người chứng kiến thường là đại diện chính quyền địa phương, cơ quan hay người dân từ đủ 18 tuổi trở lên. Trường hợp cần thiết có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. Những hiện trường đặc biệt, cần có những người có kiến thức chuyên môn sâu thì mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm như hiện trường có người chết thì trưng cầu giám định bác sĩ pháp y, hiện trường sập cầu thì mời kỹ sư cầu đường, hiện trường sự cố kỹ thuật nổ nồi hơi thì mời kỹ sư máy động lực, hiện trường có súng đạn thì mời giám định viên kỹ thuật hình sự về súng đạn. Để bảo đảm tính khách quan và khoa học, Điều tra viên phải tôn trọng ý kiến của những người có chuyên môn.
Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường đo đạc, dựng mô hình , thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Việc khám nghiệm hiện trường do Điều tra viên chỉ đạo và trực tiếp tiến hành, có sự phối hợp các lực lượng nghiệp vụ khác để tiến hành điều tra tại hiện trường. Cán bộ Kỹ thuật hình sự với tư cách là người có chuyên môn giúp cho Điều tra viên trong việc phát hiện thu lượm, đánh giá dấu vết cũng như hoàn chỉnh hồ sơ khám nghiệm hiện trường.
Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra. Những dấu vết thu được thấy cần thiết thì trưng cầu giám định.
Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, cụ thể:
“Điều 178. Biên bản điều tra
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.”
Những người tham gia khám nghiệm và người chứng kiến đều ký tên vào biên bản khám nghiệm. Họ có quyền nêu những ý kiến riêng và phải được ghi vào biên bản khám nghiệm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh