2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 507 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về xử lý tài sản do phạm tội mà có được quy định như sau:
“Điều 507. Xử lý tài sản do phạm tội mà có
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2. Việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
3. Việc xử lý tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.”
Tài sản do phạm tội mà có được hiểu là tài sản đang được một người chiếm hữu một cách trái pháp luật là đối tượng của tội phạm thuộc nhóm tội chiếm đoạt tài sản hoặc tội phạm khác chằng hạn như những vật, tiền do mua bán, trao đổi những thứ đã chiếm đoạt được mà có hay nói cách khác tài sản do phạm tội mà có là những vật, tiền người phạm tội có được ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau khi định đoạt những tài sản đó mà có.
Căn cứ vào thời điểm “có được” vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, có thể chia vật, tiền do phạm tội mà có thành các loại: Vật, tiền bạc mà người phạm tội chiếm đoạt trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt; Vật, tiền bạc mà người phạm tội có được sau khi định đoạt vật và tiền bạc đã chiếm đoạt trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội chiếm đoạt. Đó có thể là vật, tiền do mua bán, đổi những thứ chiếm đoạt mà có; vật, tiền lời, lãi từ việc sử dụng trái phép tiền của Nhà nước, tập thể cá nhân gửi tiết kiệm, cho vay lãi,
Để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia tố tụng, nhất là phía bị hại trong vụ án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Như vậy, mục đích của việc hợp tác quốc tế trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên phong tỏa, tịch thu tài sản do phạm tội mà có là để giải quyết vụ án hình sự tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài.
Theo quy định tại Công ước quốc tế ngày 15/11/2000 của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Công ước quốc tế ngày 31/10/2003 của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng, thì các quốc gia thành viên có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do pháp luật quốc gia quy định để truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 507 Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có xuất phát từ cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi tham gia hai Công ước quốc tế nêu trên. Theo đó:
- Việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
- Việc xử lý tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh