2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Kết luận định giá tài sản có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết vụ án hình sự. Tính khách quan, chính xác của kết luận định giá tài sản vừa góp phần xác lập, củng cố chứng cứ, giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, vừa góp phần bảo vệ quyền của bị can, bị cáo, bị hại và người tham gia tố tụng khác.
Căn cứ Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản được quy định như sau:
“Điều 222. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
3. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận định giá; đề nghị định giá lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.
4. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền đề nghị định giá tài sản.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị định giá tài sản của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận định giá tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận định giá tài sản cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan. Luật quy định như vậy thể hiện sự trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tránh gây phiền hà cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác.
Do các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau nên có những trường hợp Hội đồng định giá tài sản, đưa ra kết luận về định giá tài sản chưa chính xác, có lợi cho người này, bất lợi cho người khác. Do vậy, bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận định giá; đề nghị định giá lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.
Do thiếu thông tin, không hiểu biết đầy đủ về pháp luật hoặc động cơ cá nhân khác nên có trường hợp bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đề nghị định giá lại tài sản, mặc dù việc định giá là chính xác, khoa học hoặc đã được định giá lại rồi những vẫn tiếp tục đề nghị giám định lại lần nữa. Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh