2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 480 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo được quy định như sau:
“Điều 480. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
1. Người bị tố cáo có quyền:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;
d) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có nghĩa vụ:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra.”
Việc tố cáo, giải quyết tố cáo hướng đến một người có thẩm quyền tiến hành cụ thể hơn. Hơn nữa, nội dung của việc tố cáo ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo. Do vậy, người bị tố cáo phải được pháp luật bảo đảm lợi ích chính đáng bằng những quyền nhất định. Cụ thể:
- Được thông báo về nội dung tố cáo. Bởi vì nội dung tố cáo liên quan trực tiếp đến danh dự uy tín cũng như quyền và lợi ích chính đáng của người bị tố cáo. Việc nhận thông báo này để phục vụ cho quá trình giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.
- Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật. Nội dung tố cáo liên quan đến quyền lợi trực tiếp đến người bị tố cáo nên họ có quyền chứng minh sự trong sạch của mình chứng minh mình có không hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền chính đáng của mình thông qua các chứng cứ tài liệu có liên quan.
- Được nhận quyết định giải quyết tố cáo. Sau khi việc tố cáo được giải quyết thì người bị tố cáo có quyền được nhận quyết định giải quyết khiếu nại bởi vì nội dung tố cáo có liên quan trực tiếp đến quyền lợi ích chính đáng của người bị khiếu nại.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra. Bản chất của việc tố cáo là sự phản ánh của người tố cáo về hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, sự phản ánh này có thể đúng hoặc sai tùy thuộc vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, nếu như việc tố cáo đó không đúng sự thật thì đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Giải trình về hành vi bị tố cáo: cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu. Nghĩa vụ này giúp cho quá trình giải quyết tố cáo được nhanh chóng, hiệu quả nội dung tố cáo, bảo đảm lợi ích của người tố cáo và người bị tố cáo.
- Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo. Khi có quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật thì người bị tố cáo phải chấp nhận kết quả này và không được quyền tố cáo tiếp.
- Trường hợp kết quả giải quyết tố cáo cho phản ánh có hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, hành vi này gây thiệt hại cho Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì họ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh