2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 479 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được quy định như sau:
“Điều 479. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có quyền:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Được nhận quyết định giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc tố cáo;
b) Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố ý tố cáo sai sự thật.”
Để thực hiện quyền tố cáo của mình theo quy định của pháp luật, người tố cáo có các quyền cụ thể sau đây:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền. Nghĩa là, pháp luật cho phép người có quyền tố cáo có thể lựa chọn hình thức tố cáo, có thể thực hiện thông qua hình thức gián tiếp là gửi đơn đến cơ quan, người có thẩm quyền. Hoặc cũng có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp bằng lời nói, trình bày về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cho cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình. Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cũng như các quyền lợi chính đáng khác của người tố cáo trước sự trả thù, trù dập có thể xảy ra từ phía người bị tố cáo, người tố cáo có quyền được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo và giữ bí mật về danh tính về danh tính, địa chỉ của người tố cáo.
- Được nhận quyết định giải quyết tố cáo. Sau khi được giải quyết tố cáo thì người có quyền tố cáo có quyền được nhận kết quả giải quyết tố cáo.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù. Khi có sự đe dọa, trù dập, trả thù đối với người tố cáo hoặc thân nhân của họ thì người tố cáo có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Bên cạnh quy định về quyền của người tố cáo, Điều luật còn quy định về nghĩa vụ của người tố cáo như sau:
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc tố cáo. Khi thực hiện quyền tố cáo, người tố cáo phải trình bày đầy đủ nội dung tố cáo đối với ai trong số những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, phải cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu mình có được cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình. Để khắc phục tình trạng lợi dụng quyền tố cáo để bôi nhọ danh dự, uy tín của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đồng thời để việc giải quyết tố cáo được nhanh chóng, hiệu quả, người tố cáo phải có nghĩa vụ nêu rõ danh tính, địa chỉ của mình. Điều này cũng cho thấy việc loại trừ trường hợp tố cáo theo kiểu nặc danh.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố ý tố cáo sai sự thật. Khi thực hiện việc tố cáo ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị tố cáo, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Do vậy, để nâng cao trách nhiệm của người tố cáo, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh