Quyết định đưa vụ án ra xét xử?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:16 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định như sau:

“Điều 255. Quyết định đưa vụ án ra xét xử

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

b) Xét xử công khai hay xét xử kín;

c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;

đ) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);

e) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

g) Họ tên người bào chữa (nếu có);

h) Họ tên người phiên dịch (nếu có);

i) Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;

k) Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.

2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ghi rõ các nội dung quy định tại các điểm a, b, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này; tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định; họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị kháng nghị; Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có).”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về quyết định đưa vụ án ra xét xử

Quyết định đưa vụ án ra xét xử là một trong những quyết định do Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm sơ thẩm, phúc thẩm ban hành.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm là một trong bốn quyết định (Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ vụ án; Quyết định tạm đình chỉ vụ án) được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 277 BLTTHS. Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thấy có đủ chứng cứ để xét xử mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. Được gọi là có đủ chứng cứ để xét xử khi có đủ chứng cứ để khẳng định các vấn đề: Có hành vi phạm tội xảy ra, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; có người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi; có năng lực trách nhiệm hình sự, mục đích, động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất mức độ gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; và những tình tiết liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là một trong hai quyết định (quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm) được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 436 BLTTHS. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm sau khi TAND cấp tỉnh, TAQS cấp quân khu thụ lý hồ sơ vụ án được 45 ngày; TANDCC, TAQS trung ương thụ lý hồ sơ vụ án được 75 ngày nếu không có căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm phải ghi đầy đủ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 255 BLTTHS. Đó là:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

- Xét xử công khai hay xét xử kín;

- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

- Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;

-  Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);

- Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

- Họ tên người bào chữa (nếu có);

- Họ tên người phiên dịch (nếu có);

-  Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;

- Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải ghi đầy đủ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 255 BLTTHS, đó là:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

- Xét xử công khai hay xét xử kín;

- Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

- Họ tên người bào chữa (nếu có);

- Họ tên người phiên dịch (nếu có);

-  Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;

- Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa;

- Tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định;

- Họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị kháng nghị;

- Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án;

- Họ tên Thẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có).

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư