So sánh tội che giấu tội phạm với tội không tố giác tội phạm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:21 (GMT+7)

Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ so sánh tội che giấu tội phạm với tội không tố giác tội phạm

 

Nội dung

Tội che giấu tội phạm

Tội không tố giác tội phạm

Căn cứ pháp lý

Điều 389 Bộ luật Hình sự

Điều 390 Bộ luật Hình sự

Khách thể

Khách thể của tội phạm là hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân.

Mặt khách quan

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi che giấu tội phạm.

Hành vi che giấu tội phạm khi được thực hiện cũng giống như hành vi che giấu của người giúp sức trong vụ án đồng phạm, chỉ khác nhau ở chỗ hành vi  của người giúp sức là hành vi của người có hứa hẹn trước, còn hành vi che giấu tội phạm thì người che giấu không hứa hẹn trước.

Che giấu là từ ghép của hai từ “che” và “giấu”. Che được hiểu là làm cho kín, khuất, khiến người ta không nhìn thấy, bưng bít, không cho người ta biết. Giấu được hiểu là cất kín, giữ kín. Nói chung từ “che” và từ “giấu” xét về nghĩa thì hai từ nay tương tự như nhau, từ che giấu còn đồng nghĩa với các từ: che chở, che đậy, che mắt, giấu giếm.

Để che giấu tội phạm, người phạm tội có thể thực hiện một trong những hành vi sau:

- Che giấu người phạm tội.

Che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm nhưng đã chứa chấp, nuôi giấu trong nhà mình, tìm địa điểm cho người phạm tội ẩn náu để không bị bắt, giúp đỡ người phạm tội bỏ trốn, giúp người phạm tội  thay hình đổi dạng để tránh sự truy tìm, phát hiện của mọi người hoặc có những hành vi khác che giấu người phạm tội.

- Che giấu các dấu vết của tội phạm

Một tội phạm xảy ra bao giờ cũng để lại các dấu vết, các dấu vết mà tội phạm để lại có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chứng minh tội phạm, từ dấu vết mà cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra thủ phạm. Các dấu vết của tội phạm cũng rất phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào tội phạm xảy ra. Ví dụ: đối với tội giết người dấu vết để lại ở hiện trường như: vết máu, vân tay, dấu chân…; trên thi thể nạn nhân như: vết bầm tím trên cổ; trên thân thể bị can như: vết cào cấu…; nếu các dấu vết này bị tẩy xoá, bị làm thay đổi, làm mất đi sẽ gây khó khăn cho công tác điểu tra truy tìm thủ phạm.

- Che giấu tang vật của tội phạm 

Tang vật của vụ án là công cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm. Che giấu tang vật là hành vi cất giấu, huỷ hoại hoặc làm biến dạng công cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm; trong các công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm có những loại là tiền hoặc tài sản như: tiền hoặc tài sản bị cáo chiếm đoạt được, các phương tiện giao thông vận tải mà bị cáo dùng để chuyên chở người phạm tội hoặc chuyên chở hàng phạm pháp…

Hậu quả của hành vi che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội đã thực hiện hành vi che giấu tội phạm, không phụ thuộc vào kết quả của việc che giấu đó có đạt kết quả hay không thì người thực hiện hành vi vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi không tố giác tội phạm về lý luận gọi là “không hành động”, tức là người phạm tội không thực hiện bất cứ một hành vi nào.

Không hành động là không làm một việc mà có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được. Hành vi không tố giác tội phạm được thể hiện như: không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền hoặc những người có thẩm quyền biết về tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ.

Một người không tố giác tội phạm chỉ phải bị coi là hành vi phạm tội nếu họ có khả năng tố giác, không gặp bất cứ một trở ngại khách quan nào. Nếu vì lý do khách quan mà người không tố giác không có khả năng tố giác thì hành vi không tố giác đó không bị coi là hành vi phạm tội.

Tuy điều luật không quy định thời hạn tố giác tội phạm là bao nhiêu kể từ khi người phạm tội biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện, nhưng tinh thần chung là khi biết rõ một tội phạm đang được chuẩn bị đã phải tố giác ngay cho cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền để ngăn chặn tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng không xảy ra được. Tuy nhiên, nếu một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện nhưng không tố giác, nhưng sau khi tội phạm đã được thực hiện họ đã tố giác với cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền, và nhờ hành vi tố giác nên Cơ quan điều tra đã bắt được người phạm tội, kết thúc vụ án và đưa ra xét xử, thì người có hành vi không tố giác tội phạm đang được chuẩn bị và đang được thực hiện không phải là hành vi phạm tội.

Nếu hành vi tố giác tội phạm quá muộn, nội dung tố giác không có ý nghĩa giúp cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh tội phạm, hoặc cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ bằng chứng chứng minh tội phạm thì người có hành vi tố giác quá muộn đó có thể vẫn bị coi là hành vi phạm tội, và tuỳ trường hợp cụ thể, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả do việc tố giác quá muộn, mà người tố giác quá muộn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.

Hậu quả của hành vi không tố giác tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác, không phụ thuộc vào hậu quả của việc không tố giác đó.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm không phải là chủ thể đặc biệt, bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là biết rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật, mong muốn cho hậu quả hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện và xử lý tội phạm nhưng vẫn không tố giác.

Hình phạt

Điều 389 Bộ luật hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại một số điều quy định tại Bộ luât Hình sự thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm;

- Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

 

Điều 390 Bộ luật hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư