So sánh tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:18 (GMT+7)

Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ so sánh tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng.

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Nội dung

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Căn cứ pháp lý

Điều 178 Bộ luật Hính sự

Điều 413 Bộ luật Hính sự

Khách thể

Khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người.

Khách thể của tội phạm là quyền sở hữu của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự và sức mạnh; khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội.

Mặt khách quan

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Huỷ hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản bị giảm thiểu hoặc mất đi giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.

Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).

Hành vi phạm tội có thể được thực hiện thông qua hành động (đập, phá, đốt...) hoặc không hành động (như bắt buộc phải bảo dưỡng máy móc theo định kỳ, nhưng cố tình không làm, dẫn đến máy móc không còn khả năng sử dụng...). Hành vi huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản có thể được thực hiện bằng những phương pháp, phương tiện hoặc công cụ khác nhau như: dùng búa để đập, huỷ hoại bằng hoá chất...

Hai hành vi này có sự tương đồng nhau, sự khác biệt chỉ ở mức độ giá trị sử dụng của tài sản bị mất đi. Ở tội huỷ hoại tài sản, giá trị sử dụng của tài sản bị mất hoàn toàn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Còn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản, giá trị sử dụng của tài sản chỉ bị mất ở mức độ nhất định và còn có khả năng khôi phục lại được.

Hậu quả của tội huỷ hoại tài sản là tài sản bị huỷ hoại, còn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản là tài sản bị hư hỏng. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có cấu thành vật chất nên hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Hậu quả của tội phạm này chỉ là thiệt hải về tải sản.

Hậu quả của tài sản được xác định bằng giá trị của tài sản thiệt hại. Giá trị tài sản bị thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm.

Trường hợp giá trị tài sản bị thiệt hại dưới 2.000.000 đồng nhưng vẫn cấu thành tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự.

Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự là làm mất hoàn toàn tính năng và giá trị sử dụng của vũ khí, phương tiện không thể khôi phục được hoặc làm mất một phần tính năng, giá trị sử dụng của vũ khí, phương tiện đó.

Hành vi trên có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đập phá, đốt, sử dụng hoá chất.

Hậu quả của tội phạm là làm cho vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự hư hỏng một phần hoặc hư hỏng toàn bộ, làm mất giá trị sử dụng một phần hoặc toàn bộ giá trị sử dụng của vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự mà không thể khôi phục.

Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm do tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự xảy ra.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm có thể là bất kì ai, người Việt Nam, người nước ngoài hay người không có quốc tịch. Các chủ thể này phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, thiếu một trong hai hoặc không có trách nhiệm hình sự sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật hình sự. Điều kiện về độ tuổi cũng là yếu tố bắt buộc về chủ thể của tội phạm này. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

 

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người được quy định tại Điều 392 Bộ luật Hình sự mới có thể thực hiện tội phạm.

Họ chỉ có thể là:

“Điều 392. Những người phải chị nhiệm của quân nhân

1. Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng.2. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện.

3. Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

4. Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.”

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải đáp ứng đủ điều kiện từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hính sự đầy đủ.

Mặt chủ quan

Tội phạm chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là cô ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết hành vi của mình có khả năng huỷ hoại, hoặc làm hư hỏng tài sản nhưng đã thực hiện hành vi đó với mong muốn tài sản đó bị huỷ hoại hay bị hư hỏng hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ phạm tội rất khác nhau (thù tức, để che giấu tội phạm,...) và không phải là dấu hiệu bắt buộc của hai tội phạm này mà chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Mục đích phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu mục đích là chống chính quyền nhân dân thì hành vi phạm tội xâm phạm bị truy cứu về Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114).

Hình phạt

Điều 178 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

 

- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

 

- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

 

- Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 413 Bộ luật Hình sự quy định 03 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 114 và Điều 303 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Lôi kéo người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư