So sánh tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:39 (GMT+7)

Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ so sánh tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Nội dung

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Căn cứ pháp lý

Điều 356 Bộ luật Hình sự

Điều 357 Bộ luật Hình sự

Khách thể

Khách thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm 2 hành vi song song là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi gây thiệt hại.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng tương tự như hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội tham ô, tội nhận hối lộ và các tội phạm khác có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích của mình.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi gây thiệt hại đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại  một cách dễ dàng.

Hành vi thứ hai của tội này là hành vi gây thiệt hại. Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại về tài sản nhưng cũng có thể là thiệt hại khác xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thiệt hại khác ở đây không phải thiệt hại về vật chất, nó có thể là thiệt hại phi vật chất như danh dự, uy tín hoặc làm xáo trộn hoạt động bình thường của nhà nước, tổ chức, cá nhân,...

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm 2 hành vi song song là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình và hành vi làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hạikhác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Lạm quyền là hành vi vượt quá quyền hạn của mình, làm trái công vụ. Khác với một số tội quy định về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, Điều 357 Bộ luật Hình sự lại quy định hành vi ở đây là “lạm quyền”. Lợi dụng và lạm dụng là hai thuật ngữ khác nhau, tuy nhiên chúng thường được hiểu là một.

Lạm quyền là hành vi vượt quá giới hạn cho phép. Giới hạn cho phép chính là quyền hạn mà người có chức vụ có; quyền hạn này do pháp luật quy định, thường là do luật tổ chức cơ quan, tổ chức quy định; trong một số trường hợp quyền hạn này do một ngành luật đặc trưng cho nghề nghiệp quy định như: Quyền hạn của những người tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự là do Bộ luật tố tụng hình sự quy định,...

Hành vi thứ hai của tội này là hành vi gây thiệt hại. Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại về tài sản nhưng cũng có thể là thiệt hại khác xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thiệt hại khác ở đây không phải thiệt hại về vật chất, nó có thể là thiệt hại phi vật chất như danh dự, uy tín hoặc làm xáo trộn hoạt động bình thường của nhà nước, tổ chức, cá nhân,...

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chủ thể

Trước hết, người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Sau đó, người có chức chức vụ, quyền hạn phải đang trong khi thi hành công vụ. Nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lạm quyền nhưng không trong thời gian thực hiện công vụ thì không phạm tội này, tùy từng trường hợp sẽ được định tội danh tương ứng.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp), tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Mục đích của tội phạm được xác định ngay tại điếu văn của Điều 356 Bộ luật Hình sự: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”.

Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của một tổ chức mà mình tham gia... Nói chung, thực tiễn xét xử việc xác định động cơ vụ lợi không khó, nhưng khó nhất vẫn là việc xác định động cơ cá nhân khác của người phạm tội.

Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như: vì nể nang, vì cảm tình cá nhân, vì danh vọng, địa vị xã hội...

Hình phạt

Điều 356 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

- Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Điều 357 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

- Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư