2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Nội dung | Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia | Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Căn cứ pháp lý | Điều 303 Bộ luật Hình sự | Điều 114 Bộ luật Hình sự |
Khách thể | Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là tội xâm phạm đến quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn cho các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Đối tượng tác động của tội phạm này chính là công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội. | Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là hành vi phá huỷ hoặc làm hư hỏng các giá trị nói trên nhằm chống chính quyền nhân dân. Thực hiện tội phạm này, người phạm tội trực tiếp gây thiệt hại cho các đối tượng cụ thể như: nhà máy, xí nghiệp, cầu đường, phương tiện giao thông vận tải, phương tiện thông tin liên lạc,... nhằm gây khó khăn, cản trở, ngưng trệ công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và gây mất ổn định chính trị của đất nước. Vì vậy, khách thể của tội phạm này là sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, quyền bất khả xâm phạm về cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng của tội phạm được nêu trong Điều luật này bao gồm: các kho tàng, xí nghiệp, nhà máy, máy móc, thiết bị, vật tư, sản phẩm, trụ sở cơ quan hoặc các tài sản khác thuộc các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, các công trình văn hoá nghệ thuật,... |
Mặt khách quan | Mặt khách quan của tội phạm chỉ có duy nhất một hành vi là hành vi “phá hủy”. Phá huỷ là hủy hoại hoặc làm hư hỏng bằng các phương pháp khác nhau như: đào, đập, đốt, cắt, khoan, nổ mìn… làm cho biến dạng hoặc mất hẳn không còn giá trị sử dụng như trước. Phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng các công trình hoặc phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không như: tháo thanh tà vẹt trên đường ray, tháo thanh giằng trên cầu, nổ mìn làm sạt nở đường bộ, phá bỏ các hệ thống biển báo trên các dòng sông, trên biển.v.v… Phá huỷ công trình hoặc phương tiện thông tin - liên lạc là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng hệ thống thông tin liên lạc hữu tuyến và vô tuyến. Trong điều kiện công nghệ thông tin hiện đại như hiện nay thì hành vi phá huỷ công trình hoặc phương tiện thông tin liên lạc không còn như nhưng năm của thế kỷ trước chỉ là hành vi cắt dây điện thoại, phá hỏng các thiết bị thông tin liên lạc hữu tuyến… mà hiện nay khi mà công nghệ tin học phát triển như vũ bão thì hành vi phá huỷ công trình hoặc phương tiện thông tin liên lạc ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn. Phá huỷ công trình điện lực là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng các công trình sản xuất điện, tải điện như: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, các hệ thống tải điện, các trạm biến áp… Nếu phá huỷ đường dây tải điện dân dụng (điện sinh hoạt) thì cần phân biệt đường dây tải điện từ trạm biến áp đến Công tơ điện (điện kế) và từ Công tơ vào nhà của các hộ sử dụng. Nếu huỷ hoại hoặc làm hư hỏng đường dây tải điện từ công tơ vào các hộ dân thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản hoặc tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Phá huỷ công trình dẫn chất đốt là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng hệ thống dẫn khí gar, xăng, dầu và các chất khác. Phá huỷ công trình thuỷ lợi là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng công trình phục vụ cho việc trị thuỷ, tưới, tiêu nước như: hệ thông đê, kè, các trạm bơm, hệ thống dẫn nước của trạm bơm… Nếu công trình thuỷ lợi đồng thời là công trình điện như: Nhà máy thuỷ điện, ngoài việc phát điện còn có hệ thống trị thuỷ, tưới, tiêu gắn liền với công trình thì tuỳ trường hợp, nếu phá huỷ hệ thống trị thuỷ, tưới, tiêu thì đó là hành vi phá huỷ công trình thuỷ lợi, nếu phá hủy hệ thống liên quan đến việc phát điện thì đó là hành vi phá huỷ công trình điện. Phá huỷ công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng các công trình quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội chưa được liệt kê trong cấu thành. Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi phá hủ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia xảy ra. | Điều 114 quy định hành vi thuộc mặt khách quan của tội này là hành vi “phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật”. Khi thực hiện hành vi này, người phạm tội đã tác động vào đối tượng làm cho chúng bị mất một phần hay toàn bộ giá trị sử dụng hoặc khó có thể khôi phục được. Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc lĩnh vực chính trị (trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội), an ninh quốc gia (phương tiện giao thông, thông tin, liên lạc, kết cấu hạ tầng khác,...), quốc phòng, kinh tế (nhà máy, hầm mỏ,...), khoa học kỹ thuật (các công trình khoa học kỹ thuật...) hoặc lĩnh vực văn hoá xã hội (các công trình có giá trị lịch sử, văn hoá nghệ thuật,...). Hành vi phá hoại được hiểu bao gồm 02 hành vi là hủy hoại và làm hư hỏng đối tượng kể trên. Trong đó, huỷ hoại là làm cho các đối tượng tác động của tội phạm này mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Làm hư hỏng là làm mất một phần giá trị sử dụng của các đối tượng đó. Hành vi phá hoại có thể được thực hiện bằng hành động như đốt, phá, tháo gỡ, chiếm đoạt...hoặc không hành động như không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các công việc mà người đó có trách nhiệm phải thực hiện nhằm huỷ hoại hoặc làm hư hỏng các đối tượng đó. Về phương tiện sử dụng để phá hoại, người phạm tội có thể sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau để gây án như chất nổ, chất cháy, gậy, búa, dao,.... Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm khi có một trong những hành vi phá hoại, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các đối tượng thuộc cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
Chủ thể | Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 303 còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm quy định ở cả 4 khoản của điều luật. | Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. |
Mặt chủ quan | Người phạm tội thực hiện hành vi phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là xâm phạm đến công trình an ninh quốc gia nhưng vẫn thực hiện. Nếu vì lý do nào đó mà người phạm tội không nhận thức được hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là xâm phạm công trình quan trọng về an ninh quốc gia thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Nếu hành vi phá huỷ công trình hoặc phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia vì mục đích chống chính quyền nhân dân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “phá hoại cơ sở vật chất-kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 114 Bộ luật hình sự. | Hành vi của người phạm tội được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Khi thực hiện hành vi phá hoại, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả thiệt hại cho cơ sở vật chất kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Dấu hiệu mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân ở đây là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng cơ sở vật chất nhưng không nhằm chống chính quyền nhân dân thì sẽ được định tội theo Điều 178 Bộ luật hình sự - Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. |
Hình phạt | Điều 303 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối cá nhân phạm tội như sau: - Người nào phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện lực, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Làm công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động; c) Làm chết 03 người trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; e) Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế - xã hội; g) Tái phạm nguy hiểm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm. | Điều 114 Bộ luật hình sự quy định 03 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau: - Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. |
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh