So sánh Tội phạm chiến tranh và Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:11 (GMT+7)

Tội phạm chiến tranh và Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê có những điểm giống và khác nhau. Điều này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Cả hai tội phạm Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê và Tội phạm chiến tranh đều xâm phạm đến nền độc lập, chủ quyền của quốc gia và sự an toàn của người dân quốc gia đó. Tuy nhiên đây lại là hai tội phạm độc lập, khác nhau.

Nội dung

Tội phạm chiến tranh

Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê

Căn cứ pháp lý

Điều 423 Bộ luật Hình sự

Điều 424 Bộ luật Hình sự

Khách thể

Khách thể của tội phạm chiến tranh là tính mạng, sức khoẻ của dân thường, người bị thương, tù binh, tài sản ở những nơi có chiến sự, và những quy định của pháp luật quốc tế cấm sử dụng một số loại phương tiện, phương pháp tiến hành chiến tranh.

Khách thể của tội tuyển mộ, huấn luyện, sử dụng lính đánh thuê là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một nước bạn của Việt Nam, sự tồn tại, phát triển của một phong trào giải phóng dân tộc.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở các hành vi: ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Giết hại dân thường là hành vi giết hại những người không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh.

Giết hại người bị thương là hành vi giết hại người tham gia cuộc chiến nhưng đã bị đặt ngoài vòng chiến đấu vì bị thương. Người bị thương có thể là người thuộc lực lượng vũ trang, có thể là người dân tham gia chiến đấu.

Giết hại tù binh là hành vi giết hại người tham gia chiến đấu nhưng đã đầu hàng hoặc tuy không đầu hàng nhưng đã bị bắt làm tù binh.

Cướp phá tài sản là hành vi cướp phá tài sản ở khu vực có chiến sự. Tài sản có thể là tài sản của nhân dân ở khu vực hoặc tài sản chung như các di tích lịch sử, công trình văn hoá.

Tàn phá các nơi dân cư là hành vi phá hoại mang tính huỷ diệt các khu vực dân sự một cách vô cớ. Sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm là hành vi tiến hành chiến tranh có sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp bị cấm. Đó là các hành vi sử dụng vũ khí vi trùng gây bệnh, làm chết người, chết động thực vật; dùng chất hoá học độc hại đối với con người, sự sống...

Những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế là những hành vi không thuộc diện các hành vi nêu trên được kẻ phạm tội thực hiện. Tính trái pháp luật của các hành vi này là vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Những hành vi phạm tội chiến tranh vi phạm công ước quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc tham gia thì không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 423 Bộ luật hình sự. Những hành vi nêu trên chỉ bị coi là tội phạm khi nó được thực hiện trong thời kỳ chiến tranh.

Mặt khách quan của tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê thể hiện ở các hành vi tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê.

Tuyển mộ lính đánh thuê là tập hợp lính đánh thuê dưới bất kỳ hình thức nào như: thuê tiền hoặc hiện vật, lợi ích khác. Người được tuyển mộ có thể là công dân nước tuyển mộ và có thể là công dân nước ngoài.

Huấn luyện lính đánh thuê là huấn luyện về chính trị, quân sự, về thủ đoạn, phương pháp tiến hành chiến tranh, đàn áp, khủng bố, cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự... Thời hạn huấn luyện lính đánh thuê dài hay ngắn không ảnh hưởng tới vấn đề định tội.

Sử dụng lính đánh thuê là điều động, chỉ huy lính đánh thuê tham gia chiến tranh, đàn áp khủng bố.

Các hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm quy định tại Điều 324 khi chúng được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Hình phạt

Điều 423 Bộ luật Hình sự quy định 02 khung hình phạt đối với tội phạm chiến tranh như sau:

- Khung hình phạt phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

- Khung hình phạt phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với người phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

Điều 424 Bộ luật Hình sự quy định duy nhất 01 Khung hình phạt đối với người phạm tội này. Đó là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền.

 

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư