2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nội dung |
Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội |
STội ra bản án trái pháp luật |
Căn cứ pháp lý |
Điều 368 Bộ luật Hình sự |
Điều 370 Bộ luật Hình sự |
Khách thể |
Khách thể của tội phạm là danh dự của người bị oan và uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng. |
Khách thể của tội phạm là quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng và uy tín của Tòa án. |
Mặt khách quan |
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi của có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội Người phạm tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, có thể thực hiện một trong các hành vi sau: Ra quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra, quyết định truy tố đối với người không có tội. Một người được được suy đoán vô tội theo Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự, đó là: “Điều 13. Suy đoán vô tội Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.” Phạm vi xác định hành vi khách quan của tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội được giới hạn bởi hành vi ra các quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố, quyết định truy tố (bản cáo trạng) của Viện kiểm sát đối với người không có tội. Tuy nhiên, để xác định hành vi khách quan thì cũng cần xác định hành vi khác có liên quan đến hành vi khách quan như: - Sau khi khởi tố bị can và trong quá trình hoạt động tố tụng người tiến hành tố tụng còn có những hành vi khác xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người không có tội như: ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam, kê biên tài sản, phong toả tài khoản, thu giữ đồ vật…nhưng các hành vi này không phải là hành vi khách quan của cấu thành tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội mà đó chỉ là những thủ đoạn để phục vụ cho hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội. - Trường hợp chưa khởi tố bị can mà người có thẩm quyền mới ra quyết định khởi tố vụ án thì chưa coi là hành vi phạm tội vì quyết định khởi tố vụ án chưa xác lập đối với một con người cụ thể mà mới chỉ xác lập một tội phạm tồn tại. Thông thường người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và liền sau đó ra quyết định khởi tố bị can (trong những trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người trong trường hợp khẩn cấp), nhưng không ít trường hợp sau khi khởi tố vụ án (xác định có sự việc phạm tội) nhưng vì chưa biết ai là người thực hiện hành vi phạm tội nên chưa quyết định khởi tố bị can. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, nếu hậu quả xảy ra thì tuỳ trường hợp, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật. Hậu quả do hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự của người bị oan; làm mất uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng mà trực tiếp là cơ quan mà người phạm tội công tác; những thiệt hại về vật chất do phải minh oan, xin lỗi, bồi thường thiệt hại cho người bị oan và những thiệt hại khác cho xã hội. |
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật. Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái pháp luật có thể bằng cách viết ra, tuyên án, ban hành bản án mà biết rõ là trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu mới viết ra nhưng chưa tuyên án, chưa ban hành thì chưa phải là ra bản án. Bản án được ví như là sản phẩm cuối cùng của quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhưng đó là kết quả trực tiếp của hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử. Do đó trách nhiệm trực tiếp đối với bản án là của các thành viên của Hội đồng xét xử. Vì là “sản phẩm” nên bản án phải là một văn bản có giá trị thi hành, nếu mới viết ra (soạn thảo) mà chưa tuyên đọc hoặc chưa ban hành thì chưa coi là đã “ra bản án”, mà đó chỉ là dự thảo bản án. Trường hợp bản án đã được thông qua trong phòng nghị án, có đủ các chữ ký của các thành viên Hội đồng xét xử nhưng vì lý do nào đó mà bản án đó chưa được tuyên đọc, chưa được ban hành, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức có liên quan chưa nhận được và toàn các quyết định của bản án đó chưa được thi hành thì là trường hợp phạm tội chưa đạt. Hậu quả là bản án được tuyên trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng. Một bản án bị coi là trái pháp luật khi bản án đó vi phạm về mặt hình thức hoặc vi phạm về nội dung: - Về hình thức: Có sự vi phạm nghiêm trọng về thành phần Hội đồng xét xử, xét xử sai thẩm quyền hay không tuân theo đúng thủ tục tố tụng,... - Về nội dung: Áp dụng sai căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án hoặc áp dụng sai quan hệ pháp luật dẫn đến kết quả xử lý sai. Tuy nhiên hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm bán án trái pháp luật được tuyên án. |
Chủ thể |
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có thẩm quyền trong việc khởi tố bị can, kết luận điều tra, truy tố, mới là chủ thể của tội phạm này. Những người có thẩm quyền trong việc khởi tố bị can, kết luận điều tra, truy tố, bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Điều tra viên, Kiểm sát viên. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. |
Chủ thể của tội phạm này cũng là chủ thể đặc biệt và đặc biệt hơn nữa là chỉ có Thẩm phán hoặc Hội thẩm (Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân dân) mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. |
Mặt chủ quan |
Người phạm tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Điều luật quy định “biết rõ là không có tội” tức là, người phạm tội phải biết rõ người mà mình truy cứu trách nhiệm hình sự là không có tội; nếu do trình độ nghiệp vụ non kém hoặc vì lý do khách quan khác mà người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự một người mà không biết rõ không có tội thì không phạm tội này. |
Người phạm tội ra bản án trái pháp luật thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ việc ra bản án của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Điều luật quy định “biết rõ là trái pháp luật” tức là, người phạm tội phải biết rõ bản án mà mình ban hành là trái pháp luật; nếu vì lý do khách quan hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém mà Thẩm phán, Hội thẩm không biết rõ là trái pháp luật thì không phạm tội ra bản án trái pháp luật. |
Hình phạt |
Điều 368 Bộ luật hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau: - Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Đối với 02 người đến 05 người; c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; đ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Đối với 06 người trở lên; b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát. - Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Điều 370 Bộ luật hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau: - Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; c) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; d) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, đương sự mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, đương sự tự sát; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên. - Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh