2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tại Điều 21 Hiến pháp 2013 có quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn .Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Chính vì vậy, thông tin, tài liệu thu thập được từ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt rất rộng liên quan tới bí mật đời tư của cá nhân. Cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan thi hành quyết định phải phân tích, đánh giá, chọn lọc những thông tin, tài liệu có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội, truy tìm đồng bọn, ngăn chặn đối tượng bỏ trốn, truy nguyên tài sản bị tội phạm chiếm đoạt và sử dụng làm chứng cứ phục vụ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời, để tránh trường hợp ảnh hưởng đến quyền tự do của công dân.
Căn cứ Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như sau:
“Điều 227. Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.
Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.
2. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.
3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.”
Thông tin, tài liệu thu thập được từ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là những thông tin, tài liệu rất nhạy cảm, liên quan đến quyền con người, quyền công dân, trực tiếp là quyền bí mật đời tư của cá nhân. Do đó, cần phải được quản lý, sử dụng rất chặt chẽ. Theo quy định của Điều 227 BLTTHS 2015 thì CQĐT và cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt phải phân tích, đánh giá, chọn lọc những thông tin, tài liệu có giá trị chứng minh tội phạm xác định đối tượng phạm tội và đồng bọn, ngăn chặn đối tượng phạm tội bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, truy nguyên tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng vào việc khởi tố bị can, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối với những thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời để tránh việc thông tin, tài liệu đó rò rỉ, phát tán ra bên ngoài, ảnh hưởng đời sống của người bị áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt. Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập vào mục đích khác.
Để phát huy vai trò kiểm sát trong hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt và có cơ sở đánh giá chính xác việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án, khoản 3 Điều 227 BLTTHS 2015 quy định CQĐT có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.
Như vậy, trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, CQĐT không có trách nhiệm phải thông báo thường xuyên cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn về việc áp dụng mà chỉ khi nào việc áp dụng đã kết thúc, CQĐT mới có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh