2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 288 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án được quy định như sau:
“Điều 288. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án
1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
2. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
3. Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.
4. Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.”
Theo nguyên tắc xét xử liên tục thì các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nếu không bị thay đổi theo quy định tại Điều 53 BLTTHS hoặc không thể tiếp tục xét xử vì lý do khách quan khác. Theo quy định tại Điều 53 BLTTHS, Thẩm phán, Hội thẩm bị thay đổi nếu:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
-Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
- Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa được tiến hành khi có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án. Việc thay thế thành viên Hội đồng xét xử được thực hiện theo nguyên tắc Thẩm phán thay Thẩm phán; Hội thẩm thay Hội thẩm.
Tùy từng trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa mà Hội đồng xét xử có thể ra quyết định tiếp tục hoặc hoãn phiên tòa. Cụ thể:
- Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
- Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa. Về thủ tục, thì việc tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xử quyết định tại phiên tòa (không phải thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và lập biên bản) nhưng phải ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa không quá 05 ngày kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Do vậy, đồng thời với việc thông báo tạm ngừng phiên tòa, Hội đồng xét xử phải thông báo ngày mở lại phiên tòa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh