2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa được quy định như sau:
“Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.”
Nghĩa vụ của bị cáo là phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án. Bị cáo có mặt và khai báo trung thực tại phiên tòa tạo thuận lợi cho việc Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án; đồng thời là một bảo đảm thuận lợi cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa theo quy định của pháp luật. Đối với bị cáo đang bị tạm giam, thì cơ quan Công an, lực lượng cảnh vệ trong Quân đội dẫn giải đến phiên tòa theo giấy triệu tập và lệnh trích xuất của Tòa án.
Bị cáo vắng mặt tại phiên tòa có thể dẫn tới việc Tòa án phải ra các quyết định áp giải, hoãn phiên tòa, tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT truy nã.
Nếu bị cáo vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định áp giải. Quyết định áp giải bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú của bị cáo; tội danh mà bị cáo đã bị Viện kiểm sát truy tố và Tòa án quyết định đưa ra xét xử; thời gian, địa điểm bị cáo phải có mặt. Cơ quan Công an, lực lượng cảnh vệ trong Quân đội thi hành quyết định áp giải phải dọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải.
Nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan như không nhận được giấy triệu tập của Tòa án, ốm đau thiên tai, hỏa hoạn mà không thể đến được phiên tòa thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Để có căn cứ cho rằng bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo phải có kết luận bằng văn bản của Hội đồng giám định pháp y hoặc của cơ sở y tế nơi bị cáo đang điều trị.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo.
Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau đây:
- Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả. Đó là trường hợp trước đó, Tòa án đã tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo. Chỉ khi CQĐT ra lệnh truy nã, trong thời hạn một tháng kể từ khi có lệnh truy nã mà không bắt được bị cáo và có văn bản trả lời Tòa án về việc không bắt được bị cáo thì Tòa án ra quyết định phục hồi tố tụng và mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị cáo.
- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa. Để xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp này cần phải có 2 điều kiện cần và đủ sau: đầu tiên, bị cáo đang ở nước ngoài là trường hợp bị cáo là người Việt Nam hoặc người nước ngoài và đang ở nước ngoài; thứ hai, Tòa án không thể triệu tập được bị cáo đến phiên tòa.
- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận.
- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. Thông thường, Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo theo căn cứ này trong trường hợp này trong trường hợp vụ án về tội ít nghiêm trọng, có đầy đủ chứng cứ trong hồ sơ và có thể tuyên bị cáo vô tội hoặc có tội nhưng nhiều khả năng được miễn hình phạt hoặc chỉ bị xử phạt bằng hình phạt ít nghiêm khắc.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh