2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 420 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức được quy định như sau:
“Ðiều 420. Việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức
1. Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.”
Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt là môi trường quan trọng nhất trực tiếp tác động đến người dưới 18 tuổi. Vì vậy để góp phần giải quyết vụ án hình sự được khách quan và toàn diện, đầy đủ, đồng thời để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như những lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi trong hoạt động tố tụng hình sự, Điều 420 BLTTHS 2015 quy định đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Như vậy, trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể mời người người đại diện, nhà trường, tổ chức (như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ) nơi mà người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt tham gia tố tụng để tìm hiểu nhân thân, về điều kiện sống và môi trường giáo dục cũng như tư cách, đạo đức, quan hệ và ảnh hưởng tốt xấu của bạn bè, người thân của người dưới 18 tuổi, để họ có thể tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá và góp phần vào việc xử lý đúng đắn vụ án.
Theo quy định tại Điều 420 BLTTHS 2015 thì việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường và tổ chức nơi mà người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt phải có quyết định của CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án để những người và tổ chức này thực hiện những quyền và nghĩa vụ theo tố tụng.
Cùng với việc quy định quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường và tổ chức nơi mà người dưới 18 tuổi học tập, laoi động và sinh hoạt theo quyết định của CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án như đã nêu ở trên BLTTHS 2015 còn quy định rõ người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.
Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi, sự có mặt của người đại diện dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt để giám hộ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dưới 18 tuổi là cần thiết Tòa án có thẩm quyền triệu tập người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt tham gia phiên tòa. Tuy nhiên không phải nhất thiết vụ án nào cũng cần phải có người tham gia mà người cần thiết là người đại diện là người đại diện của người dưới 18 tuổi còn thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt thì chỉ triệu tập khi cần thiết. Trong trường hợp người đại diện của người dưới 18 tuổi vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành việc giải quyết vụ án
Khi tham gia phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi, người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh