2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong TTHS, sự có mặt của những người tiến hành tố tụng nói chung và của Kiểm sát viên nói riêng tại các phiên tòa có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án. Thứ nhất, sự có mặt của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, đảm bảo đúng thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự tránh vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thứ hai, sự có mặt của Kiểm sát viên giúp cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự tại các phiên tòa.
Căn cứ Điều 350 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về sự có mặt của Kiểm sát viên được quy định như sau:
“Điều 350. Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.”
Nếu như BLTTHS 2003 chỉ quy định sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm chỉ trong một khoản tại điều luật chung cho những người tham gia phiên tòa phúc thẩm (khoản 1 Điều 245 BLTTHS 2003) thì BLTTHS 2015 đã tách riêng thành một điều (Điều 350) quy định đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm.
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát việc thông qua việc trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo; phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án khi tranh tụng tại phiên tòa; tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng, kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật. Do đó sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm là bắt buộc, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên tòa.
Điều luật quy định rõ hơn về số lượng Kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa phúc thẩm và sự tham gia của Kiểm sát viên dự khuyết. Đó là đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Quy định mới này chặt chẽ hơn về sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử phúc thẩm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh