Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm khi nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:12 (GMT+7)

Bài viết trình bày về khái niệm bị can, trường hợp tạm đình chỉ chức vụ bị can và thủ tục thực hiện việc tạm đình chỉ chức vụ bị can theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 181 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm được quy định như sau:

“Điều 181. Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm

Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.”

2. Khái niệm bị can, trường hợp tạm đình chỉ chức vụ bị can và thủ tục thực hiện việc tạm đình chỉ chức vụ bị can.

Theo quy định tại Điều 60 BLTTHS 2015: “Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”

CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can trong trường hợp:

- Nếu vẫn đảm nhiệm chức vụ đó thì bị can có thể tiếp tục phạm tội hoặc có điều kiện để tiếp tục hoạt động phạm tội.

- Nếu tiếp tục đảm nhiệm chức vụ đó, bị can sẽ có điều kiện gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động điều tra như: hợp pháp hóa hoặc tiêu hủy tài liệu chứng cứ; tác động đến người làm chứng người bị hại làm sai lệch sự khai báo của họ, tác động trực tiếp đến cấp trên gây khó khăn cho hoạt động điều tra, thậm chí phải đình chỉ điều tra.

Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ không gây khó khăn cho việc điều tra thì không cần thiết tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm

Để có căn cứ xem xét việc ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ của bị can,Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cần gửi cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can bản sao quyết định khởi tố bị can. Cơ quan, tổ chức được kiến nghị, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan đã kiến nghị biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết. Trong trường hợp cơ quan tổ chức được kiến nghị không thực hiện kiến nghị và đã có văn bản trả lời với lý do không xác đáng, thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức quản lý cấp trên của bị can.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư