2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 443 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo được quy định như sau:
“Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Không có sự việc phạm tội;
b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;
c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;
đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 443 BLTTHS 2015 thì tạm đình chỉ điều tra đối với pháp nhân được hiểu là việc CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền đã tạm dừng việc điều tra đối với pháp nhân trong trường hợp khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra. Trường hợp này việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả. Cần lưu ý, việc tạm đình chỉ điều tra đối với pháp nhân phải được thực hiện bằng quyết định của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền. Ngay sau khi ban hành quyết định tạm đình chỉ điều tra, các cơ quan này phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Sau khi xem xét, nếu có căn cứ cho rằng việc tạm đình điều tra của các cơ quan này là trái pháp luật, Viện kiểm sát có trách nhiệm hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra và yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động ,điều tra, tiến hành điều tra
Về đình chỉ điều tra đối với pháp nhân của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân của Viện kiểm sát, Tòa án.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 443 BLTTHS 2015 thì việc đình chỉ điều tra đối với pháp nhân; đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân được thực hiện như đối với cá nhân, cụ thể như sau: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp: a) Không có sự việc phạm tội; b) Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm; c) Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; d) Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm; đ) Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Quyết định đình chỉ điều tra đối với pháp nhân; đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ ra quyết định, việc hủy bỏ biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan. Cần chú ý, đối với trường hợp đình chỉ điều tra, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải ra bản kết luận điều tra. Trong bản kết luận điều tra, CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải nêu rõ diễn biến sự việc, quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra. Cùng đó phải ghi rõ ngày, tháng , năm ra bản kết luận, họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra kết luận điều tra.
Ngoài ra, Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra được quy định cụ thể tại Điều 32, Điều 33 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, cụ thể:
“Điều 32. Tạm đình chỉ điều tra
1. Khi có căn cứ tạm đình chỉ điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp rà soát chứng cứ, tài liệu bảo đảm việc tạm đình chỉ điều tra có căn cứ, đúng quy định tại Điều 229, Điều 443 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải xử lý các vấn đề liên quan (nếu có) theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải mở sổ theo dõi và quản lý các vụ án, bị can tạm đình chỉ điều tra. Điều tra viên và Kiểm sát viên thường xuyên rà soát để thống nhất các vụ án, bị can tạm đình chỉ điều tra. Khi thấy lý do tạm đình chỉ điều tra không còn thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can. Đối với trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc do thay đổi quy định của pháp luật mà hành vi phạm tội không bị coi là tội phạm nữa, thì Cơ quan điều tra trao đổi với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Điều 33. Đình chỉ điều tra
1. Khi có căn cứ đình chỉ điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp rà soát chứng cứ, tài liệu bảo đảm việc đình chỉ điều tra có căn cứ, đúng quy định tại Điều 230, Điều 443 Bộ luật Tố tụng hình sự; nếu thấy đủ căn cứ thì Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can; nếu thấy không đủ căn cứ thì Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra.
2. Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), xử lý vật chứng, những vấn đề khác có liên quan và thực hiện việc thông báo, gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra phải có văn bản thông báo để Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh