2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 388 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 388. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
5. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
6. Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 285 BLTTHS 2003 quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. Đây là điều luật khái quát về những trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. Đó là các trường hợp:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, cụ thể: việc kháng nghị giám đốc thẩm tùy thuộc vào sự xem xét, đánh giá của cá nhân người có quyền giám đốc thẩm, tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan, trong nhiều trường hợp, có thể sự xem xét, đánh giá đó chưa được chính xác, hoặc ở thời điểm kháng nghị, sự xem xét, đánh giá đó là chính xác nhưng do chuyển biến của tình hình mà đến thời điểm xét xử giám đốc thẩm, nội dung kháng nghị không còn phù hợp nữa. Trong những trường hợp đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền ra quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật. Thực tiễn xét xử cho thấy có rất nhiều trường hợp, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử đúng nhưng lại bị Tòa án cấp phúc thẩm cải sửa mà sự cải sửa này rõ ràng là không phù hợp thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quyền ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm. Trong trường hợp bản án của Tòa án cấp phúc thẩm bị Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy, sửa không đúng pháp luật
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại. Việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại được thực hiện trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Ví dụ như bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc không thu thập đầy đủ chứng cứ, dẫn đến việc ra bản án không đúng pháp luật, làm oan người vô tội.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tuyên bố người bị kết án không phạm tội và đình chỉ vụ án nếu thấy “không có sự việc phạm tội” hoặc “hành vi không cấu thành tội phạm”. Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong các căn cứ sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
- Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện: Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ; Việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.
- Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Như vậy, từ thực tiễn xét xử giám đốc thẩm trong quá trình thực hiện BLTTHS 2003, so với Điều 285 BLTTHS 2003 thì thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm được bổ sung thêm 3 trường hợp là:
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
- Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh