2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tái thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự cũng như trong hoạt động tố tụng, là thủ tục xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không phải là một cấp xét xử.
Căn cứ Điều 402 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm được quy định như sau:
“Điều 402. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.”
Điều luật liệt kê những trường hợp thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm được đưa ra khi xét xử. Đó là các trường hợp:
Thứ nhất, không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị: Đây là trường hợp tình tiết mới được phát hiện không làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị;
Thứ hai, hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại: Đây là trường hợp tình tiết mới được phát hiện đã làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đó, song cần điều tra lại hoặc xét xử lại để đưa ra bản án phù hợp với tình tiết mới được phát hiện.
Thứ ba, hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án. Đây là trường hợp tình tiết mới được phát hiện đã làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án và đã có đủ cơ sở để kết luận người bị kết án không phải là người đã thực hiện tội phạm.
Thứ tư, đình chỉ việc xét xử tái thẩm. Đây là trường hợp đình chỉ việc xét xử tái thẩm khi Viện kiểm sát đã kháng nghị tái thẩm rút kháng nghị hoặc người bị kết án, bị kháng nghị theo hướng theo hướng không có lợi đã chết trước khi xét xử tái thẩm. Điều luật quy định thêm Trường hợp đình chỉ việc xét xử tái thẩm. Quy định này phù hợp với thực tiễn giải quyết vụ án vì đây là một giải pháp để tháo gỡ “thế khó” cho Hội đồng tái thẩm, ví dụ như trường hợp người bị kết án kháng nghị theo hướng không có lợi đã chết trước khi xét xử tái thẩm.
Ta thấy, giám đốc thẩm và tái thẩm đều là thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật không phải là một cấp xét xử, chính vì vậy thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm có những điểm giống nhau như: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án và cả 2 thủ tục thì Hội đồng không có quyền sửa lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh những điểm giống nhau về thẩm quyền của 2 Hội thẩm thì cũng có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại. Còn hội đồng tái thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại.
Thứ hai, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền giữ nguyên bản án của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa còn hội đồng tái thẩm thì không có thẩm quyền này.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh