Thẩm quyền điều tra được quy định như thế nào trong BLTTHS 2015?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:10 (GMT+7)

Bài viết trình bày về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thẩm quyền điều tra được quy định như sau:

“Điều 163. Thẩm quyền điều tra

1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:

a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.”

2. Quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành khác nhau, BLTTHS quy định ở nước ta có 3 hệ thống CQĐT:  CQĐT của CAND; CQĐT trong QĐND; CQĐT VKSNDTC. Ngoài ra, Bộ luật còn quy định một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đồng thời quy định cụ thể thẩm quyền điều tra.

CQĐT của CAND điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND và những trường hợp do CQĐT của VKSNDTC điều tra; CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS.

Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giữa TAND và TAQS được căn cứ vào người phạm tội và đối tượng mà tội phạm xâm hại liên quan đến Quân đội.

Điều 49 Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của TAQS: “Các TAQS được tổ chức trong QĐND Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật”.

TAQS có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

- Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu;

- Những người khác không thuộc các đối tượng kể trên mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội;

- Những người không còn phục vụ cho quân đội mà phát hiện được họ đã thực hiện tội phạm trong thời gian phục vụ Quân đội hoặc những người đang phục vụ Quân đội bị phát hiện đã thực hiện hành vi phạm tội trước khi vào Quân đội;

- Trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND mà không thể tách vụ án thì TAQS xét xử toàn bộ vụ án.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên; Cấp trưởng cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiên hành hoạt động điều tra; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan khác của CAND, QĐND.

Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Địa phận được tính theo địa giới hành chính như cấp huyện, tỉnh, toàn quốc; theo lãnh thổ như tội phạm xảy ra ở nước ngoài, trên tàu bay hoặc tàu biển của nước CHXHCN Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam; theo cấp khu vực, cấp quân khu, cấp Bộ.

Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Việc quy định này xuất phát từ yêu cầu hoạt động điều tra phải nhanh chóng, kịp thời. Khi phát hiện tội phạm hoặc xác định nơi bị can cư trú hoặc bị bắt thì Cơ quan Điều tra ở địa bàn đó phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và các hoạt động điều tra.

Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:

-  Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

- Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

- Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư