2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 444 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân được quy định như sau:
“Điều 444. Thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.
2. Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Phần thứ tư và Phần thứ sáu của Bộ luật này. Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; có mặt bị hại hoặc người đại diện của bị hại.”
Khoản 1 Điều 444 BLTTHS 2015 quy định về Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm. So sánh với quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các tội phạm do cá nhân thực hiện thì thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện được xác định đơn giản hơn. Thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các tội phạm do cá nhân thực hiện được xác định theo tính chất tội phạm(tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh, tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam) theo đối tượng (là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, là quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hay cá nhân không thuộc các trường hợp trên), trên lãnh thổ (nơi thực hiện tội phạm, nơi kết thúc việc điều tra) đối với tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển (nơi có sân bay hoặc bên cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký).
Về việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội, khoản 2 Điều 444 BLTTHS 2015 quy định tại (Phần thứ tư từ Điều 250 đến Điều 362 và Phần thứ sáu từ Điều 370 đến 412 của BLTTHS 2015). Cần lưu ý rằng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; có mặt bị hại hoặc người đại diện của bị hại.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh