2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự được quy định như sau:
“Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.”
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử: Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân. Trong đó:
- Quân nhân tại ngũ là công dân nước CHXHCN Việt Nam phục vụ trực tiếp trong quân đội. Quân nhân tại ngũ bao gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật sỹ quan QĐND Việt Nam và tính từ thời điểm đơn vị quân đội nhận bàn giao quân từ Ban chỉ huy quân sự địa phương. Thời gian tại ngũ của quân nhân được bắt đầu từ thời điểm nhập ngũ. Thời gian phục vụ tại ngũ trong quân đội được kết thúc vào các thời điểm: nhận quyết định ra quân trong các trường hợp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc theo các chế độ, chính sách xã hội khác; cắt quân số trong các trường hợp đào ngũ, vắng mặt trái phép; bị tước danh hiệu quân nhân trong các trường hợp vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật.
Sỹ quan QĐND Việt Nam là cán bộ quân đội được nhà nước phong quân hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy.
Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong QĐND, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Tùy theo trình độ đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; quân nhân chuyên nghiệp được chia thành quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương.
Hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lượng thường trực của QĐND và lực lượng Cảnh sát biển.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng: “Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.”
- Quân nhân dự bị là quân nhân phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm: Sỹ quan dự bị; Hạ sỹ quan, binh sỹ dự bị; Quân nhân chuyên nghiệp dự bị. Trong đó: Sỹ quan dự bị gồm những sỹ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý và huấn luyện đế sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ; Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân (khoản 6 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự); Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật quân nhân chuyên nghiệp (được quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng). Quân nhân dự bị chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
- Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ (theo khoản 1 Điều 2 Luật dân quân tự vệ 2019). Dân quân tự vệ chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với QĐND trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
- Công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong QĐND. Khi đất nước có nguy cơ xảy ra chiến tranh, căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. Theo lệnh động viên cục bộ hay lệnh tổng động viên có một bộ phận công dân được trưng tập, điều động vào phục vụ trong quân đội. Cũng như khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trưng tập công dân vào phục vụ trong quân đội. Mặc dù khi phục vụ trong quân đội họ không được trao quân hàm, không mặc quân phục nhưng họ vẫn chịu sự chỉ huy đơn vị quân đội nơi họ được trưng tập phục vụ. Thời điểm bắt đầu phục vụ trong quân đội tính từ thời điểm đã đăng ký tại nơi tuyển dụng làm nhiệm vụ quân sự, nơi được tập trung làm nhiệm vụ quân sự và chịu sự quản lý của các đơn vị quân đội. Thời gian phục vụ trong quân đội kết thúc vào thời điểm hết hạn làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý. (Thông tư số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA ngày 18/4/2005 về thẩm quyền xét xử của TAQS).
Trong một số trường hợp cần thiết, công dân có thể tự phục vụ trong các đơn vị QĐND theo hợp đồng.
Trường hợp vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ. Trong đó:
- Vụ án hình sự liên quan đến bí mật quân sự là vụ án mà đối tượng tác động của tội phạm là bí mật quân sự hoặc việc xét xử, điều tra, truy tố, xét xử vụ án có nguy cơ xảy ra lộ bí mật quân sự.
- Vụ án hình sự gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của những người nêu trên. Khi áp dụng căn cứ này cần chú ý:
+ Đối với vụ án hình sự gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng thì vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS không phụ thuộc vào thời gian, không gian thực hiện tội phạm;
+ Đối với vụ án hình sự gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trang chiến đấu thì vụ án chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS.
- Vụ án hình sự gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của QĐND là vụ án hình sự do những người không thuộc diện liệt kê tại điểm a khoản 1 Điều 272 BLTTHS thực hiện gây đến tài sản, danh dự, uy tín của QĐND.
- Vụ án hình sự về tội phạm xảy ra trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do QĐND quản lý, bảo vệ là vụ án hình sự do những người không thuộc diện liệt kê tại điểm a khoản 1 Điều 272 BLTTHS thực hiện trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do QĐND quản lý, bảo vệ.
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật. Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 quy định: “Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 6 Điều này và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.”
Việc quy định thẩm quyền xét xử của TAQS trong địa bản thiết quân luật xuất phát từ lý do: Chính quyền nhà nước trên địa bàn thiết quân luật là chính quyền quân quản; các cơ quan nhà nước khác không hoạt động. Về kỹ thuật lập pháp, thì việc quy định thẩm quyền xét xử của TAQS trong địa bàn thiết quân luật ở BLTTHS là nhằm bảo đảm sự đồng bộ với quy định tại Điều 21 của Luật Quốc phòng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh