2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 405 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị được quy định như sau:
“Điều 405. Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.
3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.”
Tại Điều 404 BLTTHS 2015 có quy định: Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó; Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.”
Phiên họp của HĐTPTANDTC để xem xét, kiến nghị, đề nghị là phiên họp đặc biệt vì nó được tiến hành để xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC là quyết định cao nhất mà không bị kháng nghị (theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật tổ chức TAND 2014). Do đó để bảo đảm yêu cầu chính xác, khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, điều luật quy định phiên họp này phải có sự tham gia của tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan có thẩm quyền.
Đối với phiên họp xem xét kiến nghị của Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội, kiến nghị Viện trưởng VKSNDTC hoặc đề nghị của Chánh án TANDTC: Viện trưởng VKSNDTC là thành phần bắt buộc phải có mặt. Viện trưởng VKSNDTC cũng có thể ủy quyền cho một Phó Viện trưởng VKSNDTC tham gia phiên họp.
Đối với phiên họp xem xét kiến nghị của Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội: Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Với tư cách là người “được mời” nên sự có mặt của đại diện Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội không phải là bắt buộc như sự có mặt của Viện trưởng VKSNDTC, phiên họp vẫn có thể tiến hành khi không có sự tham gia của đại diện Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội.
Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (người bị kết án, đương sự, người bào chữa..) tham dự phiên họp. Nếu những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan được mời vắng mặt thì phiên họp vẫn tiến hành.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh