2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 381 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị được quy định như sau:
“Điều 381. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
2. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm cho những người quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này và Viện kiểm sát cùng cấp.”
Khoản 3 Điều 277 BLTTHS 2003 chỉ quy định việc “bổ sung kháng nghị” và việc bổ sung kháng nghị này cũng chỉ được tiến hành vào thời điểm “trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm”. Quy định này không cho phép người có quyền kháng nghị được thay đổi, rút kháng nghị, ngay việc bổ sung kháng nghị cũng chỉ được tiến hành trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm, còn trong phiên tòa, nếu phát hiện những tình tiết mới dẫn đến việc phải bổ sung kháng nghị thì cũng không được bổ sung. Quy định này dẫn đến tình trạng hạn chế việc xem xét, đánh giá toàn diện vụ án trong quá trình giám đốc thẩm, khiến cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, hoạt động giám đốc thẩm không bảo đảm được tính khách quan, chính xác và toàn diện.
Khắc phục những hạn chế nêu trên, Điều 381 BLTTHS 2015 cho phép người có quyền kháng nghị được bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị. Những hoạt động này không chỉ tiến hành trước khi mở phiên tòa mà ngay tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc giới hạn hoạt động bổ sung, thay đổi, kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc giới hạn hoạt động bổ sung, thay đổi, kháng nghị trong thời hạn kháng nghị chỉ áp dụng đối với trường hợp kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án vì pháp luật tố tụng chỉ quy định thời hạn này có 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Còn trong trường hợp kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì có thể tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người 1 bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ (theo quy định tại Điều 379 BLTTHS 2015). Quy định này nhằm hạn chế nội dung việc bổ sung, thay đổi kháng nghị theo hướng tăng nặng, làm xấu đi tình trạng của bị cáo (ví dụ đã kháng nghị về việc thay đổi tội danh của người bị kết án sang một tội nặng hơn, lại bổ sung kháng nghị, áp dụng thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với người bị kết án)
Về thủ tục: Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp bổ sung, thay đổi, kháng nghị tại phiên tòa thì không phải ra quyết định mà được ghi ngay vào biên bản phiên tòa; Hội đồng xét xử sẽ xem xét vụ án trên cơ sở kháng nghị ban đầu và những nội dung mới được bổ sung, thay đổi tại phiên tòa.
Ngoài việc bổ sung, thay đổi kháng nghị, Điều luật cũng cho phép người kháng nghị được quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm.
Về thủ tục: Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải thể hiện bằng một quyết định; còn việc rút kháng nghị tại phiên tòa chỉ cần ghi vào biên bản phiên tòa. Việc rút toàn bộ kháng nghị đồng nghĩa với việc chấm dứt việc xét xử giám đốc thẩm; bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị được tiếp tục thi hành. Do vậy, Điều luật quy định: trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh