2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 396 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thời hạn chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại được quy định như sau:
“Điều 396. Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.”
Điều luật này được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên Điều 289 BLTTHS 2003, quy định về thời hạn chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm.
Việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại được thực hiện trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được hiểu là trong quá trình điều tra, truy tố xét xử, CQTHTT, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ trình tự thủ tục do BLTTHS quy định, những vi phạm này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án; xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.
Việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại được thực hiện trong trường hợp kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khác quan của vụ án. Đây là trường hợp Tòa án đưa ra phán quyết không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện trong hồ sơ vụ án hoặc qua tranh tụng tại phiên tòa như bỏ qua các tình tiết gỡ tội hoặc định tội, không xem xét đến các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ dẫn đến việc ra kết luận trong bản án, quyết định bị sai lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định bị cáo có tội hay không có tội, có tội thì sẽ là tội gì, mức hình phạt như thế nào?
Hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, ví dụ như xác định sai tội danh, phán quyết của Tòa án không phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ, bỏ sót những người tham gia tố tụng.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.
Trong trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị hủy để điều tra lại theo hướng áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải căn cứ vào kết quả điều tra lại và kết quả tranh tụng tại phiên tòa để xác định tội danh cũng như quyết định hình phạt đối với bị cáo mà không lệ thuộc vào nhận định của quyết định giám đốc thẩm.
Trong trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị hủy để xét xử lại do hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như nhân thân người phạm tội thì khi xét xử lại, Tòa án phải khắc phục những thiếu sót đã được Hội đồng giám đốc thẩm chỉ ra trong quyết định giám đốc thẩm.
Bản án, quyết định sơ thẩm vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục chung.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh