Thời hạn kháng cáo là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:21 (GMT+7)

Bài viết trình bày về nội dung thời hạn kháng cáo theo quy định của pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thời hạn kháng cáo được quy định như sau:

“Điều 333. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về thời hạn kháng cáo.

Thời hạn kháng cáo là thời hạn mà pháp luật quy định cho người có quyền kháng cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình, hết thời hạn này, việc kháng cáo không được chấp nhận, trừ trường hợp quy định tại Điều 334 BLTTHS.

Theo quy định của Điều luật, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. Quy định chặt chẽ về thời hạn kháng cáo là một trong những hình thức tố tụng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng, đồng thời đảm bảo trình tự tố tụng được thuận lợi. Ngày đầu tiên của thời hạn kháng cáo được xác định là ngày tiếp theo của ngày tuyên án. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo là ngày nghỉ, ngày lễ tết thì ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo được tính là ngày tiếp theo của ngày đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là 24 giờ của ngày đó. Ngày kháng cáo được xác định là ngày mà chủ thể kháng cáo thực hiện việc kháng cáo. Ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo là ngày thứ 15. Trong trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo trùng vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần theo quy định thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị được tính cho đến hết ngày cơ quan nhà nước làm việc trở lại.

Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. BLTTHS 2003 không quy định cụ thể về thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm, do đó thực tiễn áp dụng gặp nhiều vướng mắc khi những người có quyền kháng cáo không biết hoặc không thực hiện việc kháng cáo đúng thời hạn. Để khắc phục tình trạng này BLTTHS 2015 đã bổ sung thời hạn kháng cáo đối quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Quy định này đã được áp ứng sự toàn diện, đầy đủ trong kỹ thuật lập pháp, bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động tố tụng và bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo.

Ngày kháng cáo được xác định như sau:

- Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi; Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện từ. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính. Như vậy cụm từ “bưu chính” được thay thế cho cụm từ “bưu điện” trong BLTTHS 2003 để phù hợp với Luật Bưu chính.

- Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

- Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo. Người kháng cáo có thể thực hiện việc kháng cáo của mình thông qua các hình thức nộp đơn kháng cáo hoặc trình bày trực tiếp với Tòa án. Những người kháng cáo bằng cách trình bày trực tiếp tới trụ sở Tòa án đã xử sơ thẩm và trình bày ý kiến của mình về lý do và nội dung kháng cáo. Ngày kháng cáo của những người này sẽ được tính là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo. Người kháng cáo bằng đơn có thể gửi đơn tới Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp trên sẽ xét xử phúc thẩm. Ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn của người kháng cáo.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư