2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 410 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thời hạn mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như sau:
“Điều 410. Thời hạn mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí xem xét lại quyết định của mình, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp.
2. Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao kèm theo hồ sơ vụ án trong trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”
Sau khi kết thúc phiên họp, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi văn bản thông báo kết quả phiên họp về việc nhất trí hoặc không nhất trí kiến nghị, đề nghị cho Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Văn bản thông báo phải nêu rõ lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.Trường hợp không nhất trí kết quả xem xét kiến nghị, đề nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí xem xét lại quyết định của mình thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức việc thẩm định hồ sơ vụ án và tổ chức việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong trường hợp cần thiết. Việc thẩm định hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải làm rõ có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Điều luật quy định HĐTPTANDTC phải tổ chức phiên họp xem xét lại quyết định của mình trong hai trường hợp:
- Có yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí xem xét lại quyết định của mình.
Như vậy, khác với thủ tục xem xét kiến nghị đề nghị của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC là HĐTPTANDTC phải tổ chức phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị đó, “yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội” là một căn cứ để HĐTPTANDTC phải tổ chức ngay phiên họp xem xét lại quyết định của mình mà không phải mở phiên họp để xem xét yêu cầu đó trước khi mở phiên họp xem xét lại quyết định của mình.
Điều luật cũng quy định thời hạn mở phiên họp xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC là 04 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyết định của HĐTPTANDTC nhất trí xem xét lại quyết định của mình. Quy định này bảo đảm cho quá trình giải quyết nhanh chóng, hạn chế việc gây ảnh hưởng đến những đối tượng liên quan. Bên cạnh đó, thời hạn 04 tháng cũng là hợp lý để Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của mình. Trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thì thời hạn được tính từ ngày HĐTPTANDTC nhận được yêu cầu; trường hợp có quyết định của HĐTPTANDTC nhất trí xem xét lại quyết định của mình thì thời hạn được tính từ ngày HĐTPTANDTC ra quyết định đó.
Trong trường hợp có yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, TANDTC phải gửi cho VKSNDTC văn bản thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC kèm theo hồ sơ vụ án để Viện trưởng VKSNDTC bố trí tham dự phiên họp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh