2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 338 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị được quy định như sau:
“Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị
1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
3. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.”
Việc thông báo về kháng cáo của Tòa án là nhằm mục đích để Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có thời gian chuẩn bị tốt cho việc tham gia phiên tòa phúc thẩm. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện thuận cho Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tố tụng của mình như kiểm sát thi hành án, kiểm sát việc giam giữ.
Trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của bị cáo, Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về nội dung kháng cáo để Viện kiểm sát nắm được diễn biến của quá trình tố tụng đối với vụ án và tiến hành thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm. Sau khi nhận được thông báo, Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm phải báo cáo cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp biết về nội dung kháng cáo, quan điểm của Viện kiểm sát cấp dưới về việc giải quyết vụ án và những tình tiết có liên quan để Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp chuẩn bị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa phúc thẩm. Tòa án đã xét xử sơ thẩm cũng phải thông báo cho những người tham gia tố tụng biết trong trường hợp có kháng cáo của những người tham gia tố tụng khác để những người này biết diễn biến vụ án, tiếp tục thực hiện quyền tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử phúc thẩm nếu có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
Điều luật đã bổ sung thêm quy định tại khoản 2 về trách nhiệm của Viện kiểm sát đã ban hành kháng nghị phải gửi quyết định này cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị thay vì để Tòa án thông báo việc kháng nghị như hiện nay, nhằm bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp cho những người có liên quan đến kháng nghị. Theo quy định này, trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
Những người được thông báo về kháng cáo, kháng nghị có quyền nêu ý kiến của mình cùng với các tài liệu, chứng cứ liên quan về nội dung kháng cáo, kháng nghị và gửi văn bản này cho Tòa án cấp phúc thẩm. Các ý kiến, tài liệu này phải đưa vào hồ sơ vụ án để xem xét tại phiên tòa phúc thẩm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh