2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những quy định về xóa án tích ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của pháp nhân hay đối với bất cứ cá nhân nào bị kết án, vì trong một số trường hợp nếu chủ thể của tội phạm đã bị kết án, thuộc trường hợp có án tích nhưng chưa được xóa án tích là một trong những cơ sở để định tội (xác định có phạm tội xảy ra hay không) để định khung hình phạt (tái phạm, tái phạm nguy hiểm) hoặc quyết định hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt (tình tiết tăng nặng trong trách nhiệm hình sự) được quy định trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Căn cứ Điều 446 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân được quy định như sau:
“Điều 446. Thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 89 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích.”
Xóa án tích là một trong những nội dung quan trọng trong Luật Hình sự Việt Nam, quy định về xóa án tích đối với người bị kết án từ Điều 69 đến Điều 73 Chương X, Điều 107 Mục 5 Chương XII – BLHS và xóa án tích đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 89 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.BLHS mới được sửa đổi với nhiều điểm liên quan đến xóa án tích đối với người bị kết án, như quy định về các trường hợp bị kết án nhưng không có án tích, rút ngắn thời gian xóa án tích, cách tính thời hạn xóa án tích cũng như thủ tục pháp lý thuận lợi hơn cho người bị kết án; xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Sự sửa đổi nảy thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta khuyến khích, giúp người phạm tội tích cực cải tạo tốt, sớm tái hòa nhập cộng đồng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Điều 89 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Để thực hiện quy định này, Điều 446 BLTTHS 2015 đã quy định thủ tục đương nhiên xóa án tích với các nội dung cụ thể sau: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 89 của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nêu trên thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích. Trường hợp chưa đủ điều kiện thì ra quyết định bác đơn xin xóa án tích của pháp nhân. Tuy nhiên, Điều 89 BLHS chỉ quy định về thời hạn xóa án tích cho pháp nhân thương mại phạm tội bị kết án 2 lần mà không làm rõ những hình phạt chính là những hình phạt nào, thì quy định tại Điều 33 BLHS bao gồm 3 loại: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Trong đó, hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân, từ đó cho thấy, đối với pháp nhân thương mại bị áp dụng hình phạt chính là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì không tính thời hạn xóa án tích đối với pháp nhân thương mại bị kết án vì trường hợp này giống như những trường hợp cá nhân phạm tội bị kết án tử hình nhưng không được giảm án thì cũng không tính thời hạn xóa án tích vì thực chất việc pháp nhân thương mại phạm tội đã bị chấm dứt hoạt động thì việc tính thời hạn xóa án tích không cóp ý nghĩa gì trong việc truy cứu TNHS.
Như vậy, BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 lần đầu đã quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm. Và đây cũng là lần đầu đặt ra những quy định về TNHS đối với chủ thể phạm tội này, xóa án tích cũng được coi là một trong những hình thức TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội và có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của pháp nhân.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh