2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 374 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 374. Thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).
2. Văn bản thông báo có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật;
d) Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện;
đ) Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.
3. Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.”
Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định về thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Điều luật quy định: Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).
Nếu trình bày trực tiếp, người tiếp nhận thông báo cần lập biên bản, ghi rõ những nội dung được thông báo, những chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) được người thông báo giao nộp. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người trình bày và có giá trị như văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (được quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 5 quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TAND ban hành kèm theo Quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06/9/2016 của Chánh án TANDTC).
Trong trường hợp thông báo bằng văn bản thì văn bản thông báo gửi đến người có thẩm quyền kháng nghị hoặc Tòa án, Viện kiểm sát cần có các nội dung chính: Ngày, tháng, năm; Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật; Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện; Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị. Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu. Và kèm theo thông báo cần gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có), trong trường hợp không có chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì cũng cần nêu rõ trong văn bản thông báo. Người có thẩm quyền tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận thông báo với lý do là không có chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
Nơi tiếp nhận thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp là người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất. Cơ quan tiếp nhận phải chuyển ngay văn bản thông báo và chứng cứ tài liệu, đồ vật kèm theo cho người có quyền kháng nghị để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh