2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 375 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 375. Thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.
2. Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
3. Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.”
Điều luật quy định: Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo. Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 của BLTTHS 2015, cụ thể:
“Điều 133. Biên bản
1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”
Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.
Về những nội dung nói trên, ngành TAND đã có quy định khá cụ thể. Theo quy định tại bản Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TAND ban hành kèm theo Quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06/9/2016 của Chánh án TANDTC thì các đơn vị, cá nhân trong hệ thống TAND khi nhận được văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì trong thời hạn 03 ngày làm việc phải chuyển cho Văn phòng TANDTC hoặc các Văn phòng TANDCC theo thẩm quyền để xử lý bước đầu. Trường hợp cá nhân đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trình bày tại phòng tiếp công dân của Tòa án thì cán bộ tiếp công dân phải lập biên bản ghi ý kiến. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người trình bày và có giá trị như văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Vụ công tác phía Nam có trách nhiệm bố trí bộ phận tiếp dân tại trụ sở làm việc để tiếp công dân, nhận và xử lý các đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm do tổ chức cá nhân chuyển đến và chuyển cho văn phòng TANDTC hoặc các văn phòng TANDCC theo thẩm quyền để xử lý bước đầu.
Trách nhiệm xử lý bước đầu, bản quy chế quy định: Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xử lý bước đầu các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao có trách nhiệm xử lý bước đầu các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao theo lãnh thổ.
Quy trình xử lý bước đầu: Khi nhận được được văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao tiến hành kiểm tra về thủ tục và chuyển các văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về hình sự đến Vụ giám đốc kiểm tra I (đối với Tòa án nhân dân tối cao) và Phòng giám đốc kiểm tra I (đối với Tòa án nhân dân cấp cao);
Nếu văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không đúng theo quy định của BLTTHS thì yêu cầu người gửi văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng. Nếu người gửi văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm sửa đổi, bổ sung đúng quy định thì tiếp nhận, xử lý; nếu hết thời hạn 01 tháng mà người gửi văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung không đúng quy định thì Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao ra thông báo trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu có).
Nếu vụ việc đã hết thời hạn xem xét giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật mà không có tài liệu chứng minh là do nguyên nhân khách quan thì ra thông báo trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu có); Trường hợp có tài liệu chứng minh do trở ngại khách quan thì tiếp nhận, giải quyết.
Sau khi nhận văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao phải ghi ngày, tháng, năm nhận vào góc trái phía trên của văn bản đề nghị; ghi vào sổ nhận văn bản đề nghị. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao và các Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao phải ban hành một trong các thông báo sau: (1) thông báo đề nghị bổ sung thủ tục (nếu thiếu thủ tục), (2) trả lại văn bản đề nghị và tài liệu kèm theo (nếu vụ việc đã hết thời hạn kháng nghị mà không có căn cứ là do nguyên nhân khách quan), (3) thông báo đã nhận văn bản đề nghị và chuyển đơn vị chức năng xem xét, giải quyết (nếu đủ thủ tục).
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh