2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có rất nhiều khâu quan trọng trong đó việc tiếp nhận chứng cứ tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án của Tòa án là một khâu rất quan trọng cần phải làm theo đúng thủ tục quy định để từ đó không xảy ra sai sót, chống bỏ lọt tội phạm cũng như gây oan sai cho người vô tội.
Căn cứ Điều 253 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án được quy định như sau:
“Điều 253. Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tiếp nhận và có thể hỏi người đã cung cấp về những vấn đề có liên quan đến chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó. Việc tiếp nhận được lập biên bản.
2. Ngay sau khi nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, Viện kiểm sát phải xem xét và chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án.”
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Khoản 1 Điều 252 BLTTHS quy định thẩm quyền của Tòa án trong việc tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp. Còn Điều 253 BLTTHS quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận chứng cứ, tài liệu đồ vật liên quan đến vụ án. Theo quy định tại khoản 1 Điều này thì khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tiếp nhận và có thể hỏi người đã cung cấp về những vấn đề có liên quan đến chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó.
Việc tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án được lập biên bản. Trong biên bản tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải thể hiện chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó là chứng cứ, tài liệu đồ vật gì do ai nộp; và lời khai của người cung cấp về chứng cứ tài liệu đồ vật đó.
Ngay sau khi nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì Tòa án phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, Viện kiểm sát phải xem xét và chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án.
Như vậy, việc tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án là một việc được pháp luật quy định phải làm theo đúng thủ tục, trình tự, thời gian cho ta thấy được tầm quan trọng của các chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. Bởi vì đây là những đồ vật có thể kết tội, cũng như chứng minh vô tội cho bị cáo. Việc tiếp nhận, xem xét có thể làm ảnh hưởng đến một vụ án nếu xảy ra sai sót trong quá trình này mà có thể làm bỏ lọt tội phạm hay kết tội nhầm trong quá trình xét xử vụ án.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh