2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, những người có thẩm quyền kháng nghị để Tòa án xem xét lại. Bản án đã có hiệu lực pháp luật. Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, bị kháng nghị do phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.
Căn cứ Điều 370 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tính chất của giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 370. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.”
Theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Hiến pháp 2013, khoản 1 Điều 27 BLTTHS 2015, khoản 1 Điều 6 Luật tổ chức TAND 2014 thì ở nước ta, “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm”. Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do BLTTHS 2015 quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Như vậy, Tòa án xét xử thực hiện chế độ hai cấp xét xử là sơ thẩm (xét xử lần đầu) và xét xử phúc thẩm (xét xử lần thứ hai đối với những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị). Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một thủ tục đặc biệt để xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Với tính chất là một thủ tục xét xử đặc biệt nên giám đốc thẩm có một số đặc điểm sau đây:
- Việc giám đốc thẩm chỉ được tiến hành khi có kháng nghị của những người có thẩm quyền (Chánh án TANDTC, Chánh án TAQS trung ương, Chánh án Tòa án cấp cao hoặc Viện trưởng VKSQS trung ương, Viện kiểm sát cấp cao) đối với những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
- Bị cáo, các đương sự trong vụ án không có quyền kháng cáo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng có quyền đề nghị người có thẩm quyền xét xử xem xét kháng nghị nếu cho rằng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng giải quyết vụ án.
- Đối tượng của việc giám đốc thẩm có thể bất kỳ bản án hoặc quyết định nào của Tòa án đã có hiệu lực pháp lực pháp luật (trừ các quyết định của HĐTPTANDTC) bị kháng cáo do phát hiện có vi phạm pháp luật.
Để bảo đảm tính ổn định của các bản án, có hiệu lực pháp luật, việc giám đốc thẩm chỉ tiến hàng đối với các bản án, quyết định “có vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của bộ luật tố tụng hình sự 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh