2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 397 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tính chất của tái thẩm được quy định như sau:
“Điều 397. Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.”
Điều luật được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 290 BLTTHS 2003, khái quát về tính chất của thủ tục tái thẩm thông qua việc đưa ra khái niệm của thủ tục này.
Tương tự như giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà là một thủ tục đặc biệt để xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Và việc xét xử theo thủ tục tái thẩm được tiến hành khi phải có đủ những điều kiện sau:
- Thứ nhất, Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu pháp luật trên thực tế;
- Thứ hai, có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
- Cuối cùng, có kháng nghị của người có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục do BLTTHS 2015 quy định.
“Tình tiết mới” ở đây có thể hiểu: là những tình tiết được phát hiện sau khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Những tình tiết này có thể do các CQTHTT, người bị kết án, đương sự hoặc cơ quan, tổ chức cá nhân khác phát hiện và thông báo cho CQTHTT có thẩm quyền. Cần chú ý rằng những tình tiết đã được phát hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nhưng không được các CQTHTT xem xét, áp dụng vào việc giải quyết vụ án thì không được coi là “tình tiết mới”. Nếu những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung cả bản án thì vụ án sẽ được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm vì đây là trường hợp “Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án” được quy định tại Điều 371 BLTTHS 2015, cụ thể:
“Điều 371. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”
Qua đây rút ra được rằng chỉ những “tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.” Mới được coi là những tình tiết làm căn cứ để kháng nghị, xét xử vụ án theo thủ tục tái thẩm. Thực tiễn xét xử cho thấy những vụ án bị kháng nghị và xét xử theo thủ tục tái thẩm những năm qua đều có “ tình tiết mới” là các tình tiết chứng minh người bị kết án không phải là người thực hiện tội phạm, những tình tiết mới phát hiện chứng minh là việc xét xử không đúng tội danh hoặc làm cho hình phạt đã tuyên là quá nặng (hoặc quá nhẹ) là ít gặp và nếu xảy ra trong thực tế thì hầu như được kháng nghị và xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm.
Như vậy, Điều 397 BLTTHS 2015 đã đưa ra khái niệm của xét xử tái thẩm thông qua việc mô tả tính chất của thủ tục xét xử đặc biệt này, mặc dù về nội dung cơ bản vẫn giống như Điều 290 BLTTHS 2003, nếu Điều 290 của BLTTHS 2003 dùng cụm từ : “Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với.” để mô tả tính chất của tái thẩm thì Điều 397 BLTTHS 2015 chỉ sửa lại cụm từ đầu tiên này thành “ Tái thẩm là xét lại” để mô tả khái niệm tái thẩm mà thông qua khái niệm này, tính chất của tái thẩm vẫn được thể hiện rõ nét.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh