2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong tố tụng hình sự xét xử phúc thẩm có một vai trò đặc biệt quan trọng, trước hết đây là hoạt động của tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án đã xét xử sơ thẩm nhằm giải quyết lại vụ án khi có kháng cáo hoặc kháng nghị đổi với bản án, quyết định sơ thẩm và theo như phân cấp thẩm phán thì trình độ và kinh nghiệm của thẩm phán tòa án cấp dưới sẽ thấp hơn trình độ và kinh nghiệm của tòa án cấp trên do đó các thẩm phán cấp trên có thể kịp thời phát hiện những sai lầm hay thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật.
Căn cứ Điều 330 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tính chất của xét xử phúc thẩm được quy định như sau:
“Điều 330. Tính chất của xét xử phúc thẩm
1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
2. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.”
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Như vậy, đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ hoặc một phần. Tuy nhiên không phải mọi quyết định của tòa án cấp sơ thẩm đều là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mới là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Điều kiện “chưa có hiệu lực pháp luật” của bản án, quyết định sơ thẩm cho phép phân biệt đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm với đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, còn đã có hiệu lực pháp luật thì có thể là đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Như vậy, tòa phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai có nhiệm vụ xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Còn giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Và trong thủ tục phúc thẩm, ngoài Viện kiểm sát (cấp sơ thẩm và phúc thẩm) có quyền kháng nghị, thì bị cáo và các đương sự (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ) cũng có quyền kháng cáo. Trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thì chỉ có những người có thẩm quyền (Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trở lên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên) mới có quyền kháng nghị.
BLTTHS 2015 bổ sung thêm quy định rõ về các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm có thể xét lại khi các quyết định đó bị kháng cáo, kháng nghị, các quyết định đó bao gồm: Quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.Việc quy định rõ các quyết định trong điều luật có ý nghĩa tại điều kiện cho Viện kiểm sát, người có quyền lợi liên quan đến các quyết định đó xác định được rõ các quyết định nào của Tòa án cấp sơ thẩm có thể được kháng cáo, kháng nghị để thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh