Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:21 (GMT+7)

Bài viết quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm.

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm được quy định như sau:

“Điều 344. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về việc Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm.

Đây là một Điều luật mới trong BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm. Quy định này nhằm bảo đảm cho Tòa án xét xử khách quan, chính xác vụ án; tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia kháng cáo, có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tiết kiệm được các chi phí cho hoạt động tố tụng. Thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định của Điều luật này là TAND cấp tỉnh, TANDCC, TAQS cấp quân khu và TAQS Trung ương

TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. TAND cấp tỉnh bao gồm các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án chưa có hiệu lực pháp luật của TAND huyện, quận , thị xã của tỉnh đó bị kháng cáo, kháng nghị.

Trên cơ sở quy định về thẩm quyền của 4 cấp TAND trong Luật tổ chức TAND 2014, Điều luật quy định đối với những bản án, quyết định của của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị sẽ do TANDCC có thẩm quyền xét xử theo trình tự phúc thẩm.

TAQS cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án quyết định của TAQS khu vực bị kháng cáo, kháng nghị. TAQS cấp quân khu tương đương thẩm quyền xét xử với TAND cấp tỉnh. TAQS cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp trên trực tiếp của TAQS cấp khu vực đã xét xử sơ thẩm có bản án quyết định bị kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị. TAQS Trung ương tương đương về thẩm quyền xét xử với TANDCC. TAQS Trung ương là Tòa án cấp trên trực tiếp của TAQS cấp quân khu có quyền xét xử phúc thẩm đối với những bản án, quyết định của TAQS cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư