2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 408 Chương XXV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội báo cáo sai như sau:
“Điều 408. Tội báo cáo sai
1. Người nào cố ý báo cáo sai trong hoạt động quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong tình trạng khẩn cấp;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
Điều 27 Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định trách nhiệm của người sỹ quan như sau:
“Điều 27. Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
...
3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.”
Báo cáo là một trong các chế độ công tác, hoạt động trong Quân đội, là trách nhiệm của cấp dưới đối với cấp trên nhằm làm cho cấp trên nắm được tình hình để lãnh đạo, chỉ huy kịp thời, chính xác. Báo cáo phải trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời, ngắn gọn, rõ ràng. Báo cáo sai có thể gây thiệt hại về người, tài sản hoặc phải thay đổi kế hoạch.
Tội báo cáo sai xâm phạm chế độ báo cáo trong Quân đội, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, sức mạnh và trình độ sẵn sàng chiến đấu của Quân đội.
Như vậy, khách thể của tội phạm là khả năng hoàn thành nhiệm vụ, sức mạnh và trình độ sẵn sàng chiến đấu của Quân đội.
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi cố ý báo cáo sai trong hoạt động quân sự gây hậu quả nghiêm trọng.
Báo cáo sai thể hiện ở hành vi báo cáo cho cấp có thẩm quyền không đúng sự thật các thông tin, số liệu gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc báo cáo có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: trực tiếp bằng lời nói, bằng văn bản, điện thoại, điện báo, fax, v.v...
Hành vi báo cáo sai chỉ cấu thành tội phạm khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Giữa hậu quả xảy ra và hành vi báo cáo sai phải có mối quan hệ nhân quả. Hành vi báo cáo sai phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, lãng phí về thời gian, công sức của bộ đội v.v.
Tội bảo cáo sai là loại tội phạm có cấu thành vật chất, do đó hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người được quy định tại Điều 392 Bộ luật Hình sự mới có thể thực hiện tội phạm.
Họ chỉ có thể là:
“Điều 392. Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
1. Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện.
3. Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
4. Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.”
Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội báo cáo sai là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Chủ thể được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của hành vi báo cáo sai nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Người phạm tội thực hiện hành vi báo cáo sai với động cơ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác tuy nhiên không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
Điều 408 Bộ luật hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
- Người nào cố ý báo cáo sai trong hoạt động quân sự gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong tình trạng khẩn cấp;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh