2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 401 Chương XXV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu như sau:
“Điều 401. Tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu
1. Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.”
Đại hội XIII của Đảng xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng Quân đội: Xây dựng Quân đội nhân dân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại…
Về nhiệm vụ quốc phòng: Đại hội XIII của Đảng xác định: “Củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt”.
Khẳng định củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên”, nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, nhưng không coi nhẹ nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Củng cố quốc phòng là cơ sở tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế; kinh tế phát triển, đất nước mạnh lên sẽ là “phương thức hữu hiệu” để bảo vệ Tổ quốc. Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dung về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.[1]
Chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và cũng là quyền cao quý của quân nhân. Trong chiến đấu mỗi quân nhân phải sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì khi được giao. Bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, dù chỉ là trong thời gian ngắn cũng có thể gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng cho đơn vị và Quân đội. Đây là một trong những tội nghiêm trọng nhất trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tội phạm này trực tiếp xâm phạm kỷ luật trong chiến đấu và kỷ luật chiến trường, xâm phạm sức mạnh chiến đấu của Quân đội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu của đơn vị.
Như vậy khách thể của tội này là kỷ luật trong chiến đấu và kỷ luật chiến trường; sức mạnh chiến đấu của Quân đội thậm chí là an nguy của đất nước.
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi tự ý bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ chiến đấu.
Bỏ vị trí chiến đấu là hành vi tự rời bỏ vị trí chiến đấu đã được phân công mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền. Cũng coi là bỏ vị trí chiến đấu trường hợp quân nhân không có mặt ở vị trí chiến đấu đã được phân công mà không có lý do. Vị trí chiến đấu là vị trí mà quân nhân được phân công đảm nhận trong chiến đấu, bao gồm: vị trí địa lý (như: khu vực lãnh thổ, không phận, hải phận) hoặc vị trí trong kíp chiến đấu bằng các khí tài, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Không làm nhiệm vụ trong chiến đấu là trường hợp quân nhân đang làm nhiệm vụ chiến đấu, tuy vẫn có mặt ở vị trí chiến đấu và có đủ điều kiện, nhưng không thực hiện nhiệm vụ theo chức trách hoặc nhiệm vụ chiến đấu được phân công. Hành vi không làm nhiệm vụ trong chiến đấu được thực hiện dưới dạng không hành động: không thực hiện những công việc mà theo chức trách họ phải thực hiện trong chiến đấu (như: không nổ súng, không nối đường dây liên lạc,...). Nhiệm vụ ở đây phải là nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu (thông tin, cứu thương, tiếp tế hậu cần,...).
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội rời khỏi vị trí chiến đấu, không có mặt tại vị trí chiến đấu đã được phân công hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không cần phải có hậu quả xảy ra.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người được quy định tại Điều 392 Bộ luật Hình sự mới có thể thực hiện tội phạm.
Họ chỉ có thể là:
“Điều 392. Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
1. Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện.
3. Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
4. Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.”
Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội thường là do hèn nhát, tham sống sợ chết, cầu an...và mục đích không phải nhằm chống chính quyền nhân dân.
Điều 401 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
- Người nào tự ý rời bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật công tác quân sự;
c) Lôi kéo người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự
Luật Hoàng Anh
[1] https://dangbo.hcmute.edu.vn/dang-cong-san-viet-nam/nhung-nhan-thuc-moi-va-tu-duy-moi-ve-quoc-phong-viet-nam/, truy cập ngày 15/08/2021.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh