Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:14 (GMT+7)

Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh quy định tại Điều 395 BLHS

1. Căn cứ pháp lý

Điều 395 Chương XXV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh như sau:

Điều 395. Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh

1. Người nào chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội chống mệnh lệnh là hành vi của cấp dưới trong quân đội, chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng.

Tội phạm này xâm phạm đến quan hệ chỉ huy, phục tùng trong quân đội. Ngoài ra, tội phạm này còn có thể xâm phạm đến các quan hệ xã hội khác như: làm cho đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác.

Điều 26 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định rõ trách nhiệm của sĩ quan như sau:

“Điều 26. Nghĩa vụ của sĩ quan

Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:

...

3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;”

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở hành vi chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền.

Chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh là chấp hành một cách chiếu lệ (lơ là, qua loa, đại khái không quan tâm đến kết quả công việc,...), chậm trễ (không đúng thời gian quy định về thời điểm bắt đầu, kết thúc và tiến độ thực hiện mệnh lệnh) hoặc tuỳ tiện (tự ý thay đổi nội dung mệnh lệnh).

Hành vi chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh chỉ cấu thành tội phạm khi gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ, về vũ khí, tài sản hoặc kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh và hậu quả xảy ra. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm có hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội chống mệnh lệnh là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người được quy định tại Điều 392 Bộ luật Hính sự mới có thể bị bắt buộc phục tùng mệnh lệnh.

Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý, có thể là lỗi vô ý do tự tin hoặc lỗi vô ý do cẩu thả. Người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được (vô ý do tự tin) hoặc không thấy được hậu quả, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước (vô ý do cẩu thả).

3. Hình phạt đối với người phạm tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh

Điều 395 Bộ luật Hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Người nào chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư