2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 404 Chương XXV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội t cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự như sau:
“Điều 404. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 361 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong chiến đấu;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
Bí mật công tác quân sự thuộc phạm vi của bí mật Nhà nước, bao gồm những thông tin quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước số 29/2018/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2018 như sau:
“Điều 7. Phạm vi bí mật nhà nước
Phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc:
...
2. Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu:
a) Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng;
b) Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;
c) Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu;”
Giữ gìn bí mật Nhà nước và bí mật quân sự là một trong những nghĩa vụ, trách nhiệm quan trọng của quân nhân: “Quân nhân phải tuyệt đối giữ giữ gìn bí mật của Nhà nước và quân đội, đề cao cảnh giác cách mạng. Nếu bị địch bắt quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không phản bội xưng khai” (Điều 2 Điều lệnh quản lý bộ đội).
Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự trực tiếp xâm phạm chế độ quy định về bảo quản và giữ gìn bí mật công tác quân sự, xâm phạm an toàn các bí mật công tác quân sự và hoạt động quân sự của các đơn vị quân đội.
Như vậy, khách thể của tội phạm là bí mật công tác quân sự và hoạt động quân sự của các đơn vị quân đội.
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi làm cho người khác biết về những bí mật công tác quân sự.
Hành vi này có thể là hành động (như: nói, giới thiệu, cho người khác ghi chép, sao chụp...các nội dung thuộc bí mật quân sự) hoặc không hành động (không thực hiện các quy định về bảo quản, giữ gìn, cất giữ...) với mục đích để cho người khác biết các nội dung thuộc bí mật quân sự.
Hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm khi người thứ hai không có trách nhiệm biết được các nội dung bí mật công tác quân sự.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người được quy định tại Điều 392 Bộ luật Hình sự mới có thể thực hiện tội phạm.
Họ chỉ có thể là:
“Điều 392. Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
1. Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện.
3. Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
4. Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.”
Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và có ý thức thực hiện hành vi đó. Động cơ phạm tội là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Mục đích phạm tội không phải là cung cấp cho nước ngoài. Động cơ và mục đích phạm tội không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Điều 404 Bộ luật hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
- Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 361 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sỹ quan;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong chiến đấu;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh